Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn không thực hiện giao dịch trên thị trường mở nhưng tiếp tục mua vào lượng lớn ngoại tệ. Thanh khoản các NHTM vẫn rất dồi dào, lãi suất trên liên ngân hàng giảm nhẹ 2 điểm phần trăm, chốt tuần ở mức 0.24%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0.33%/năm với kỳ hạn 1 tuần.
Ngày 14/8/2020, NHNN đã ban hành thông tư 08/2020/TT-NHNN lùi 01 năm đối với lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN (giảm từ mức 40% hiện tại xuống 37% từ 01/10/2021, 34% từ 01/10/2022 và 30% từ 01/10/2023). Nhờ vậy, các NHTM sẽ có thêm nguồn lực để mở rộng các gói tín dụng trung và dài hạn cho các khách hàng.
Trong tuần, lãi suất tiền gửi được điều chỉnh giảm tiếp ở một số ngân hàng, trong đó 4 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) lớn như Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank giảm 30-40 điểm phần trăm ở các kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng và giữ nguyên ở các kỳ hạn dài.
Hiện tại biểu lãi suất của 4 NHTMNN lớn đã ngang bằng nhau ở mức 3.5-4%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 4.1-4.3%/năm với kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng và 5.5%/năm với kỳ hạn 12-13 tháng.
Một vài ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) khác cùng giảm 20 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn.
Lãi suất tiền gửi của các NHTMCP hầu hết cao hơn NHTMNN khoảng 0.5-1.5%/năm ở tất cả các kỳ hạn,nhưng cá biệt có một số NHTM có lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên còn thấp hơn các NHTMNN như ACB, Techcombank.
Trong đó, với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tiền gửi của ACB dao động từ 5,7% đến 6%/năm tuỳ theo số tiền. Cụ thể, để được hưởng mức kịch kim 6% thì khoản tiền gửi phải từ 10 tỷ đồng trở lên.
Tương tự với Techcombank, mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng chỉ nằm trong khoảng 5,1% đến 5,7%/năm.
Diễn biến trong tuần vừa qua phù hợp với kỳ vọng của SSI là lãi suất tiền gửi có thể giảm tiếp khoảng 50-70 điểm phần trăm ở kỳ hạn dưới 12 tháng và 20-50 điểm phần trăm ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên trong 5 tháng cuối năm 2020.
Dù mặt bằng chung là giảm, nhưng vẫn có những nhà băng duy trì mức lãi suất tiền gửi khá cao như Ngân hàng Quốc Dân (NCB) áp lãi suất tới 7,05%/năm cho kỳ hạn 6 tháng; ở kỳ hạn 9 tháng, Ngân hàng Đông Á (DAB) đứng đầu với 7,2%/năm.
Sang kỳ hạn 12 tháng Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đưa ra mức ưu đãi tới 7,5%/năm; còn từ 18 tháng trở lên NCB trở lại ngôi đầu với mức lãi suất ưu đãi tới 7,7%/năm.
Tác giả: Minh An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy