Giá vàng miếng SJC đã tăng mạnh lên trên 73 triệu đồng/lượng hai ngày qua. Ảnh: Như Ý.
Tiền gửi của người dân chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng từ tháng 10 năm ngoái, sau cuộc đua nâng lãi suất lên cao của các nhà băng, có thời điểm vượt 10%/năm. Thế nhưng sau 4 lần giảm lãi suất điều hành suốt từ tháng 3/2023 đến nay, các ngân hàng đua nhau giảm lãi suất huy động và hiện hầu hết các ngân hàng đã đưa lãi suất kỳ hạn 12 tháng xuống dưới 6%/năm.
Cụ thể, tại nhóm ngân hàng quốc doanh, lãi suất tiền gửi thấp nhất kỳ hạn từ 12 tháng ở ngân hàng Vietcombank chỉ 4,8%/năm. Các ngân hàng lớn khác như BIDV, VietinBank, Agribank cũng chỉ áp dụng mức lãi suất 5,3%/năm cho khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Cá biệt tại ACB, ABBank lãi suất tiết kiệm chỉ còn 4,7%/năm kỳ hạn 12 tháng.
Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm không còn hấp dẫn, kênh đầu tư vàng lại “nổi lên” khi giá tăng mạnh trong thời gian qua. Hiện tại, giá vàng SJC đã đạt hơn 73 triệu đồng/lượng, nhẫn tròn hơn 63 triệu đồng/lượng. Chỉ trong vòng 1 năm, giá vàng tăng 13%, cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng nên thời điểm này nhiều người mạnh dạn xuống tiền mua kim loại quý này.
Khoảng 1 tuần nay, tại phố vàng Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng, Hà Nội), người dân tấp nập đến mua bán khi giá vàng liên tục biến động mạnh. Đại diện Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cho biết, tại các cơ sở kinh doanh của Bảo Tín Minh Châu, sáng 30/11, hơn 50% khách mua vào và 45% khách bán ra. Anh Minh Quốc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) “ôm” hơn 2,2 tỷ đồng mua 30 lượng vàng trong lúc giá vàng đang trên đỉnh.
Lý do giá vàng thế giới tăng cao, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam nêu 3 nguyên nhân. Thứ nhất, trong cuộc họp tháng 11, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định không tăng lãi suất. Có thể tháng 12 cũng sẽ không tăng; thậm chí khoảng quý I, II năm sau, Fed sẽ giảm lãi suất. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số USD. Chỉ số này đã xuống 103 điểm, tương lai có thể sụt xuống còn 100 điểm. Nếu USD sụt giá, vàng sẽ tăng giá.
Thứ hai, tình hình bất ổn địa chính trị. Xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn đang tiếp diễn, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt; cùng tình hình chiến sự ở Trung Đông... có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế và giá dầu. Thứ ba, nhu cầu vàng của thế giới trong quý IV đang tăng cao. Ngoài ra, các ngân hàng trung ương tăng mua vàng để dự trữ. Năm 2022, các ngân hàng trung ương đã mua khoảng 1.100 tấn vàng. Chín tháng đầu năm nay, tổ chức này cũng mua vào 800 tấn. Dự kiến, năm nay các ngân hàng trung ương sẽ mua trên 1.000 tấn. Theo đó, nhu cầu tăng nhưng nguồn cung không tăng, điều này tác động lên giá vàng. Trong tương lai gần, giá vàng vẫn còn tăng.
Trong khi đó, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, hiện tại dòng tiền nhàn rỗi đã bắt đầu rục rịch quay trở lại với bất động sản.
Tác giả: Ngọc Mai
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy