Đầu năm 2022, Chính phủ đề ra mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% tương tự như các năm trước, đây được coi là mục tiêu không hề khó và hoàn toàn có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới đang có rất nhiều biến động, như cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine đã khiến mục tiêu này trở thành một sức ép không hề nhỏ.
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, 3 nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 bao gồm tổng cầu tăng đột biến trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi sau đại dịch; sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào nguyên vật liệu nhập khẩu; và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong bối cảnh lo ngại lạm phát tăng cao, giới đầu tư đang đổ dồn mọi sự chú ý vào thị trường bất động sản, và coi đây là kênh trú ẩn an toàn nhất.
Trong bối cảnh lo ngại lạm phát tăng cao, giới đầu tư đang đổ dồn mọi sự chú ý vào thị trường bất động sản, và coi đây là kênh trú ẩn an toàn nhất.
Trên thực tế, từ cuối tháng 2/2022 cho tới nay, các kênh đầu tư truyền thống trong nước như vàng, chứng khoán, tiền ảo hay ngoại tệ đã rung lắc rất mạnh, khiến nhiều nhà đầu tư căng thẳng. Trong khi đó, bất động sản vẫn tăng giá “bền vững”. Từ đó, nhiều nhà đầu tư tin tưởng “khô máu” rót tiền vào bất động sản.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, TS Phạm Anh Khôi, kinh tế trưởng kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường Đất Xanh Services phân tích: Lạm phát và bất động sản có mối tương quan mật thiết lẫn nhau.
Theo lý thuyết kinh tế, lạm phát tăng, thì bất động sản cũng sẽ tăng theo. Tuy nhiên, ông Khôi lưu ý về 2 kịch bản của lạm phát.
Thứ nhất, nếu lạm phát nằm trong giới hạn của Chính phủ Việt Nam kỳ vọng, khoảng 2% - 4%, hầu hết các phân khúc bất động sản sẽ được hưởng lợi và tăng bền vững, nhất là các phân khúc có yếu tố vĩ mô như bất động sản công nghiệp, hoặc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Đây chính là thời điểm tốt để nhà đầu tư xuống tiền.
Thứ hai, nếu lạm phát tăng cao, vượt qua ngưỡng 4%, thậm chí đạt tới mức 8% - 10%, thì đây lại là dấu trừ, gây ra tác động xấu tới thị trường.
Ông Khôi phân tích: Trong trường hợp lạm phát tăng cao, Chính phủ bắt buộc sẽ có một số giải pháp để kiềm chế, như việc tăng lãi suất hoặc siết chặt dòng tiền đầu tư. Các công cụ kiềm chế lạm phát đều làm giá trị của bất động sản.
Dù vậy, không phải tất cả các phân khúc bất động sản sẽ đều giảm giá nếu lạm phát tăng cao. Trong đó, các phân khúc bất động sản có yếu tố đầu cơ sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều.
Trong khi đó, các phân khúc có yếu tố bền vững lại trở thành kênh trú ẩn tài sản an toàn, và có xu hướng tăng giá.
“Phân khúc bất động sản có tính bền vững đơn cử như nhà ở tại các khu vực trung tâm của Hà Nội và TP.HCM sẽ tăng giá mạnh, nếu lạm phát rơi vào cảnh hỗn loạn”, ông Khôi cho biết.
Nếu lạm phát nằm trong giới hạn của Chính phủ Việt Nam kỳ vọng, khoảng 2% - 4%, hầu hết các phân khúc bất động sản sẽ được hưởng lợi và tăng bền vững, nhất là các phân khúc có yếu tố vĩ mô như bất động sản công nghiệp, hoặc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.
Trong khi đó, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, khi tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng do những bất ổn về chiến tranh, kinh tế - chính trị thế giới, nguồn tài chính đầu tư vào bất động sản được xem là một phương án giúp bảo toàn dòng vốn trước rủi ro.
“Điều này giúp họ bảo toàn giá trị tài sản, đồng thời tránh sự bất ổn định ở những kênh đầu tư khác", ông Khương phân tích.
Đặc biệt, tại Việt Nam, trong thời gian qua, nguồn cung bất động sản nhà ở rất hạn chế. Người dân chủ yếu đầu tư đất nền còn các sản phẩm bất động sản nhà ở bao gồm đất và các tài sản trên đất chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Chính vì vậy, ông Khương nhận định, trong bối cảnh bất ổn kinh tế - chính trị thế giới, lạm phát tăng nhanh và nguồn cung khan hiếm, thị trường bất động sản bao gồm cả phân khúc nhà ở và thương mại tại Việt Nam được đánh giá sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới và là kênh đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh lạm phát.
Tuy nhiên, Giám đốc cấp cao của Savills Việt Nam cũng nhấn mạnh, khi lạm phát diễn ra, mặc dù giá bất động sản tăng lên nhưng thị trường không có khả năng mua, tính thanh khoản không có. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản, khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn cho họ cũng như gây áp lực lên hệ thống ngân hàng.
Tác giả: Việt Vũ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy