Xuất khẩu rau quả trong quý I/2024 có nhiều thay đổi ấn tượng. Ảnh: Hoàng Giám.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong tháng 3 ước đạt gần 470 triệu USD, tăng hơn 44% so với tháng trước và tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Như vậy chỉ trong quý I, giá trị xuất khẩu mặt hàng rau quả đã đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả đạt trên 1 tỷ USD ngay trong quý I.
Đáng chú ý, rau quả xuất khẩu tới các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Dẫn đầu là thị trường Trung Quốc đạt gần 760 triệu USD, tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm hơn 59% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành rau quả.
Tiếp theo, giá trị xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc đạt hơn 74 triệu USD, tăng 59%; thị trường Mỹ đạt gần 68 triệu USD, tăng 34%; Thái Lan đạt gần 48 triệu USD, tăng 112%.
Dự kiến năm 2024, xuất khẩu hàng rau quả, trong đó có trái sầu riêng sẽ tăng trưởng hơn nữa do mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói có thể được cấp nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu.
Bên cạnh đó, trái dừa được phép xuất khẩu chính ngạch sẽ góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả khả quan hơn trong thời gian tới.
Riêng mặt hàng sầu riêng, trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để dẫn đầu về xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc với khối lượng đạt 32.750 tấn, trị giá 161 triệu USD.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam là đối thủ nặng ký mà Thái Lan phải dè chừng. Thái Lan từng là nguồn cung toàn bộ sầu riêng cho Trung Quốc, nhưng thị phần sầu riêng của Thái Lan tại thị trường tỷ dân ngày càng giảm trước sự xuất hiện của sầu riêng Việt.
Thực tế, theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sản lượng sầu riêng của Việt Nam mỗi năm đều tăng 15-20%. Nếu như năm 2022, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 188 triệu USD sầu riêng thì đến năm 2023 đã tăng vọt lên 2,2 tỷ USD, chiếm 32% thị phần sầu riêng tại Trung Quốc.
Nếu số lượng mã số vùng trồng nhiều hơn và thêm Nghị định thư của sầu riêng đông lạnh thì kim ngạch xuất khẩu sầu riêng có thể đạt 3-3,5 tỷ USD/năm.
Hiện, diện tích sầu riêng cả nước đạt trên 112.000 ha, chiếm 9% diện tích trồng cây ăn quả và sản lượng đạt 863.000 tấn. Các thị trường tiêu thụ chính sầu riêng của Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Mỹ.
Bên cạnh sầu riêng, Việt Nam đã có 13 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, gồm: Tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây.
Tác giả: Thanh Thương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy