Tại phiên thảo luận Đại hội đồng cổ đông năm 2024, lãnh đạo Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance - HoSE: EVF) đã có một số phản hồi của các cổ đông.
2 yếu tố giúp EVNFinance hoàn thành kế hoạch năm
Trước nghi ngờ của cổ đông về kế hoạch năm 2024 đem về 585 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 43% so với thực hiện năm 2023, ông Mai Danh Hiền - Tổng Giám đốc EVNFinance cho biết, mặc dù sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu nhưng EVNFinance vẫn tự tin về việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh nhờ 2 điểm.
Thứ nhất, năm 2023 EVNFinance đã tăng vốn điều lệ thành công, nhờ đó có nguồn lực bền vững để phát triển hoạt động kinh doanh. Thứ hai, quy mô tín dụng của EVNFinance vẫn còn khá ít so với các ngân hàng nên trên thực tế, áp lực tăng trưởng tín dụng của công ty không lớn. Bên cạnh đó, công ty tập trung tăng trưởng tín dụng xanh và thị trường này vẫn có nhu cầu lớn.
Chủ tịch HĐQT EVNFinance Phạm Trung Kiên thông tin thêm, các đối tác nước ngoài đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của công ty trong những năm vừa qua, đặc biệt là trong hoạt động huy động vốn.
Do đó, trong năm 2023, HĐQT EVNFinance đã thành lập riêng một ban chuyên trách về quan hệ với đối tác nước ngoài. Đồng thời, ban lãnh đạo EVNFinance cho biết công ty đang tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài để cùng xây dựng công ty phát triển tốt hơn nữa trong tương lai.
Toàn cảnh Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của EVNFinance.
Cũng tại phiên thảo luận, Tổng Giám đốc Mai Danh Hiền đã phản hồi về việc một số nhà đầu tư mua cổ phiếu nhiều năm trước nhưng chưa lưu ký và giao dịch trên sàn chứng khoán.
Cụ thể, ông Hiền cho biết, trước đây EVNFinance được thành lập với hơn 62.000 cổ đông, trong đó có nhiều cán bộ nhân viên ngành điện. Thời điểm trước năm 2020, khi EVNFinance chưa lưu ký chứng khoán thì hàng năm công ty vẫn gửi thông tin đầy đủ về các công ty điện lực.
Tuy nhiên sau khi lưu ký chứng khoán, các công ty điện lực có ý kiến về việc dừng quản lý thông tin cổ đông của EVNFinance.
Chính vì vậy, EVNFinance trực tiếp gửi cũng như tiếp nhận các thông tin liên quan đến cổ đông ngành điện của công ty. Tổng Giám đốc EVNFinance cũng nhấn mạnh: “Công ty vẫn hỗ trợ trả cổ tức theo danh sách được cung cấp bởi các công ty điện lực và sẵn sàng tiếp nhận thông tin cũng như hỗ trợ đăng ký lưu ký chứng khoán để các cổ đông có thể giao dịch trên sàn chứng khoán”.
Hoạt động tín dụng EVNFinance gặp khó hơn so với ngân hàng thương mại
Một trong những nội dung quan trọng khác trong Đại hội là việc trình Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025. Báo cáo về tình hình thực hiện đến cuối năm 2020 đến ngày 31/12/2023, công ty đã thực hiện tăng vốn điều lệ theo kế hoạch (năm 2020 hoàn thành tăng 6%, năm 2021 tăng 15%, năm 2022 tăng 14,7%, năm 2023 tăng 100%). Thời điểm 31/12/2023, vốn điều lệ công ty ở mức 7.042 tỷ đồng.
Cùng với đó, công ty đã đẩy mạnh hoạt động huy động vốn trên nền tảng cung cấp các sản phẩm phù hợp, mở rộng đa dạng hoá tệp khách hàng. Song song với quá trình tăng trưởng quy mô, công ty luôn đảm bảo chỉ số an toàn đạt chuẩn quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỉ lệ nợ xấu luôn dưới 3%.
Để đạt được những kết quả trên, EVNFinance đã đánh giá và nhận định những tồn tại, rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của công ty, kiểm soát chặt chẽ hoạt động để phòng ngừa.
Dù vậy, trong quá trình hoạt động, công ty cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Chủ tịch Phạm Trung Kiên cho hay, là công ty tài chính, hoạt động tín dụng EVNFinance gặp nhiều khó khăn hơn so với ngân hàng thương mại do khách hàng không mở được tài khoản thanh toán tại công ty.
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện tại, hoạt động thu hồi nợ xấu của công ty đang đối mặt với nhiều thách thức hơn. Trong khi đó, hoạt động thu hồi nợ xấu vốn dĩ đã khó khăn.
Ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, EVNFinance phải đối mặt với nhiều thách thức để vừa tăng trưởng tín dụng bám sát mục tiêu đề ra, vừa phải kiểm soát chất lượng tài sản, đảm bảo các mục tiêu an toàn hoạt động.
Trước những thách thức trên, HĐQT EVNFinance đã lên kế hoạch mục tiêu cơ cấu lại đến năm 2025. Cụ thể, công ty sẽ củng cố và phát triển mô hình tổ chức hoạt động theo mô hình công ty tài chính tổng hợp; đa dạng hoá nguồn vốn.
Cùng với đó, kiểm soát các khoản phải thu để không phát sinh nợ quá hạn. Thúc đẩy tín dụng xanh, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng cấp tín dụng.
Tác giả: Trần Thị Tú Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy