Công ty cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) mới đây đã công bố thông tin về giao dịch của loạt lãnh đạo doanh nghiệp.
Theo đó, ông Vũ Ninh – Thành viên HĐQT và ông Đỗ Công Khanh – Phó tổng Giám đốc đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu GMD, giao dịch dự kiến từ 15/4 đến 14/5/2025, phương thức khớp lệnh trên sàn
Bên cạnh đó, ông Phạm Quốc Long – Phó Tổng Giám đốc cũng đã đăng ký mua 500.000 cổ phiếu trong khoảng thời gian và theo phương thức tương tự 2 nhân sự kể trên.
Động thái này diễn ra trước bối cảnh sau các thông tin từ Mỹ, cổ phiếu GMD chung xu hướng với thị trường đã trải qua 4 phiên giảm sàn liên tiếp, mất hơn 25% giá trị chỉ trong 1 tuần gần nhất.
Từ vùng giá hơn 56.000 đồng/cổ phiếu, mã này đã lùi hẳn về 42.200 đồng/cổ phiếu (chốt phiên ngày 9/4). Ước tính với mức giá hiện tại, loạt lãnh đạo của Gemadept sẽ phải chi từ 21,1 – 42,2 tỷ đồng để hoàn tất các giao dịch trên.
Diễn biến thị giá cổ phiếu GMD.
Không chỉ 3 nhân sự này, trước đó ngay lúc cổ phiếu "chà sàn", ông Nguyễn Thế Dũng - Phó Tổng Giám đốc Gemadept cũng đã đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu GMD từ ngày 11/4 tới ngày 9/5, dự kiến nâng sở hữu từ 0,21% lên 0,45%.
Trong hoàn cảnh cổ phiếu giảm sâu, ông Nguyễn Thanh Bình - Tổng Giám đốc công ty chia sẻ chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm bảo hộ sản xuất nội địa đã tạo hiệu ứng tiêu cực lên chuỗi cung ứng toàn cầu - trong đó có Việt Nam.
Nhưng Gemadept khẳng định, chính sách này có thể làm giảm lợi thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận khách hàng xuất khẩu, nhưng công ty đã chủ động lên kịch bản ứng phó.
Cụ thể, hàng đi Mỹ chỉ chiếm dưới 10% tại Cảng Nam Đình Vũ và dưới 20% tại cảng nước sâu Gemalink, giúp Gemadept giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt, tháng 4/2025, Gemalink đã thu hút thêm 4 tuyến dịch vụ mới đi Châu Âu, Canada, Brazil - giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm tỉ trọng phụ thuộc vào Mỹ.
Cùng với đó, giao thương khu vực Nội Á được dự báo sẽ tăng tốc nhờ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng trong bối cảnh chính sách thuế mới. Gemadept định hướng nhanh chóng tận dụng cơ hội này, củng cố vị thế tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN.
Công ty cũng đánh giá thuế suất nhập khẩu 0% tại Việt Nam dành cho thiết bị công nghệ, năng lượng tái tạo, dược phẩm... có thể thúc đẩy luồng hàng nhập từ Mỹ, tạo thêm động lực cho hoạt động logistics chiều ngược lại.
Lãnh đạo Gemadept đánh giá thị trường nội Á có sức mua lớn và có khả năng tiêu thụ các mặt hàng mà trước đây vốn xuất vào Mỹ. Việc tăng trưởng giao thương nội Á, kết hợp với tiêu thụ nội địa, đem đến nhiều cơ hội cho công ty.
"Gemadept đã và đang trao đổi với các hãng tàu, khách hàng xuất nhập khẩu để đẩy nhanh các đơn hàng xuất khẩu sớm, theo dõi sát diễn biến thị trường; phối hợp với cơ quan ban ngành, Chính phủ để đưa ra các những pháp bảo vệ các doanh nghiệp và khách hàng xuất nhập khẩu; tiếp cận với các khách hàng, nhóm hàng không/ ít bị ảnh hưởng bởi Chính sách thuế quan của Mỹ", ông Bình khẳng định.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy