UBND TP. Hà Nội đang đề xuất lấy ý kiến các chuyên gia về đề án bơm nước sông Hồng bổ cập nước hồ Tây và cải thiện sông Tô Lịch với đơn vị tư vấn là công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội và Viện kỹ thuật tài nguyên nước (Đại học Thủy Lợi).
Mặc dù ý tưởng này đã có từ 40 năm trước, tuy nhiên ý kiến của nhiều chuyên gia nhận định, việc bơm nước sông Hồng vào sông Tô Lịch là cần thiết do sông Tô Lịch không có dòng chảy, trong khi đó lượng nước thải vẫn hàng ngày từ nhiều khu vực ở nội thành đổ vào con sông này.
Một công đôi việc
UBND TP. Hà Nội đã xin ý kiến các nhà khoa học hoàn thiện Dự án Xây dựng trạm bơm bổ cập nước hồ Tây và cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch. Theo đề án, nước từ sông Hồng sẽ được bổ cập vào hồ Tây sau đó điều tiết ra sông Tô Lịch để “cứu sống” con sông này. Theo đó, nước từ sông Hồng được bơm vào hồ Tây, khi đạt mực nước cần thiết, thành phố sẽ cho mở các cửa xả ra sông Tô Lịch. Theo phương án này, mỗi ngày TP Hà Nội dự kiến bơm hơn 134.000m3 nước vào hồ Tây (bơm 26 ngày/tháng).
Ông Võ Tiến Hùng – Tổng giám đốc công ty Thoát nước Hà Nội cho biết: “Trong những năm gần đây mực nước hồ Tây đang bị cạn kiệt dần (nhiều chỗ chỉ còn 0,5 m nước). Điều đó dẫn đến tình trạng ô nhiễm hồ Tây ngày càng nghiêm trọng hơn. Để cải thiện chất lượng nước hồ Tây, cùng với việc nạo vét bùn, việc cung cấp nước bổ sung là hết sức cần thiết. Song song với nhiệm vụ trên, TP. Hà Nội cũng tính tới việc tạo dòng chảy để “cứu sống” sông Tô Lịch.
Ngoài ra Hà Nội cũng cho phép công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội nghiên cứu phương án sử dụng nước sông Hồng (thông qua trạm bơm, bể lắng) bổ cập nước cho Hồ Tây và thau rửa sông Tô Lịch góp phần giảm ô nhiễm, đặc biệt là vào mùa khô.
Bổ cập nước vào mua khô là rất cần thiết.
Về biện pháp lấy nước sông Hồng, đại diện công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, các đơn vị chức năng sẽ xây dựng một trạm bơm đặt tại mép sông Hồng, cách cầu Nhật Tân khoảng 620m về phía hạ lưu, thuộc địa phận phường Nhật Tân. Trạm bơm gồm 4 tổ máy bơm chìm có các thông số ước tính là: Q=2300 m3/h, H=16,5m, N= 132KW), trong đó có 1 máy dự trữ chìm đặt trong ống đứng.
Ý tưởng lâu đời nhưng cần thiết
Đánh giá về vấn đề này PSG. TS. Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường cho hay, toàn tuyến sông Tô Lịch có trên 200 cửa xả lớn, tiếp nhận trên 150.000m3 nước thải mỗi ngày (chưa kể lượng nước thải sông Lừ, sông Kim Ngưu và gần 500 điểm xả nhỏ đổ vào). Do vậy, sông Tô Lịch cần bổ cập nước về mùa khô nếu không nguy cơ tái ô nhiễm rất cao do dòng chảy chậm và nước thải trong sông không được xử lý.
“Môi trường cảnh quan sông Tô Lịch cần thiết phải cải tạo bằng các giải pháp thu gom toàn bộ nước thải để xử lý với tổng lưu lượng 300.000 – 350.000 m3/ngày, đảm bảo quy chuẩn môi trường trước khi xả trở lại sông. Cần tạo dòng chảy và tăng cường quá trình tự làm sạch trong sông về mùa khô bằng giải pháp bổ sung nước sạch. Nếu lưu lượng nước trong sông về mùa khô từ 5,5 đến 9,0 m3/s sẽ duy trì được vận tốc dòng chảy, đảm bảo chế độ động để duy trì dòng chảy sinh thái trong sông. Bên cạnh đó, các giải pháp làm giàu oxy vừa tạo cảnh quan, vừa góp phần tăng cường quá trình tự làm sạch nước sông”, PGS.TS. Trần Đình Hạ cho biết thêm.
Đồng quan điểm ông Lê Minh Châu – nguyên giám đốc công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, việc lấy nước sông Hồng sau khi lắng phù sa bổ cập nước vào Hồ Tây và cung cấp thêm nước cho sông Tô Lịch vào mùa cạn kiệt, đã được đề cập và đã có nhiều cuộc hội thảo vào cảc năm 1996, 1998. Có nhiều ý kiến tán thành cũng có những ý kiến khác, lãnh đạo Thành phố cũng có nhiều lý do, về kinh phí, những vấn đề cần ưu tiên khác nên chưa triển khai dự án được.
“Theo tôi việc triển khai dự án này là hết sức cần thiết vì việc bơm nước lắng lọc phù sa từ sông Hồng sẽ đảm bảo chất lượng nước để bổ cập cho Hồ Tây. Với công nghệ của ta hiện nay hoàn toàn làm được, các đơn vị thi công trong nước đủ khả năng làm trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo chất lượng công trình”, ông Châu nhận định.
Dự đoán tương lai về sau nếu hồ Tây không được bổ cập nước, ông Châu cho hay: “Nếu Hà Nội không bổ cập nước cho hồ Tây sau cải tạo Hồ thì vài thập niên sau Hà Nội không còn hồ Tây nữa mà còn đầm hồ Tây. Sông Tô Lịch cũng sẽ chết vì mùa khô không có nước”.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy