Theo nguồn tin của Báo Giao thông, trên cơ sở tổng hợp báo cáo Quỹ Bình ổn giá xăng dầu của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (tính đến ngày 15/9), Bộ Tài chính đã phát hiện 6 doanh nghiệp đầu mối vi phạm về quy định của Quỹ bình ổn xăng dầu.
Trong đó, Công ty cổ phần dầu khí Đông Phương và Công ty TNHH Trung Linh Phát vi phạm cả về việc kết chuyển không đúng quy định Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo Nghị định 95 và không có phát sinh hoạt động trích lập, sử dụng quỹ.
Các công ty như, Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà; Công ty Cổ phần tập đoàn Thiên Minh Đức; Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam S.W.P, vi phạm về việc kết chuyển không đúng quy định Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo Nghị định 95.
Tập đoàn Thiên Minh Đức - nhà "đại gia kim cương" Chu Đăng Khoa nợ thuế hơn 700 tỷ đồng.
Còn Công Ty Cổ Phần Appollo Oil không có phát sinh hoạt động trích lập, sử dụng quỹ.
Theo quy định của Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu và Nghị định 95 (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83) thì thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ổn giá.
Thông tư 103/2021 về quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu quy định, doanh nghiệp đầu mối có trách nhiệm công bố công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng về số dư quỹ.
Bộ Tài chính đánh giá, nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu mối gắn với việc cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, vì vậy, Bộ này đề nghị Bộ Công thương rà soát tình hình hoạt động của các công ty kể trên.
Đề nghị từ Bộ Tài chính là có cơ sở khi mới đây dư luận đặt vấn đề về việc quản lý dòng quỹ này khi hai nữ Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil bị khởi tố. Doanh nghiệp bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu từ ngày 11/8 nhưng vẫn chưa nộp lại hàng trăm tỷ đồng Quỹ bình ổn xăng dầu (BOG) vào ngân sách Nhà nước.
Bình luận về việc "quên" nộp quỹ của các doanh nghiệp đã bị tước giấy phép, chuyên gia Nguyễn Tiến Thoả, Chủ tịch hội thẩm định giá Việt Nam cho rằng, cố tình không thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý quỹ.
Tuy nhiên, không thể loại trừ nguyên nhân nằm ở công tác quản lý quỹ của cơ quan quản lý Nhà nước đã có những bất cập, nên mới để xảy ra những hành vi cố tình vi phạm của thương nhân đầu mối.
Tác giả: Hồng Hạnh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy