Công an TP.HCM đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Bùi Văn Hiếu để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo thông tin từ cơ quan công an, khoảng tháng 4/2014, Hiếu nhờ Nguyễn Minh Đức (25 tuổi), Huỳnh Thị Chi (18 tuổi, cả hai ngụ Tiền Giang); Lê Thị Manh (21 tuổi), Trương Văn Nhị (26 tuổi, cả hai ngụ Kiên Giang) đứng tên làm thẻ ATM.
Bùi Văn Hiếu bị bắt vì hành vi làm giả thẻ ATM bán cho nhóm lừa đảo
Sau đó, Hiếu đem số thẻ này bán lại cho băng nhóm người nước ngoài lừa đảo qua điện thoại. Băng nhóm này đã lừa nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản do Hiếu cung cấp, sau đó rút tiền chiếm đoạt.
Cụ thể, ngày 16/4, ông Đ.T.T. (43 tuổi, ngụ Q.Tân Phú) nhận được điện thoại của người tự giới thiệu là nhân viên tổng đài, thông báo việc ông T. nợ cước gần 9 triệu đồng vì có liên quan đến một công ty tại Hà Nội. Khi ông T. khẳng định không hề nợ cước thì được người này thông báo sự việc đã chuyển sang cơ quan công an Hà Nội để điều tra.
Tiếp đến, bọn chúng giả số điện thoại của công an Hà Nội gọi cho ông T. hù doạ rằng ông này đang liên quan đến nhóm rửa tiền mà cảnh sát đang điều tra. Chúng yêu cầu anh chuyển 600 triệu đồng đến một tài khoản tài khoản mang tên Huỳnh Thị Chi tại ngân hàng Sacombank để các cơ quan chức năng xác minh rồi sẽ trả lại sau. Khi ông T. chuyển tiền, bọn chúng liền rút sạch và bỏ trốn.
Vào cuộc điều tra, công an kinh tế TP.HCM đã bắt giữ hàng chục nghi phạm, trong đó có hơn 10 người nước ngoài chuyên dùng thủ đoạn trên để lừa chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của các nạn nhân.
Liên quan các các vụ lừa đảo bằng cách gọi điện thoại, công an TP.HCM cũng đã tiếp nhận trình báo của L.T.K.Ng. (49 tuổi, ngụ hẻm 378 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.25, Q.Bình Thạnh). Bà Ng. cho biết, sáng 19/8, bà đang ở nhà thì nhận được cuộc gọi từ điện thoại bàn. Đầu dây bên kia là một giọng nam thông báo thuê bao điện thoại nhà bà nợ cước, đồng thời thông tin chị Ng. có liên quan đến một tổ chức tội phạm và đang bị công an điều tra.
Người này nói nếu không muốn phiền phức thì phải chuyển 900 triệu vào tài khoản cho hắn. Tin lời, chị Ng. đã mượn gần 900 triệu đồng chuyển vào số tài khoản do bọn tội phạm nhắn, sau đó nghi ngờ nên đến công an trình báo mới biết bị lừa.
Trước đó, sáng 18/8 chị N. (40 tuổi, nhà ở đường P.7, Q.Phú Nhuận) cũng nhận cuộc điện thoại tương tự rồi chuyển 500 triệu đồng vào tài khoản của nhóm lừa đảo.
Trong thời gian qua, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP.HCM đã bắt giữ nhiều đối tượng trong các đường dây lừa đảo xuyên quốc gia bằng hình thức lừa thông báo nợ cước điện thoại.
Một lãnh đạo Phòng PC46 khẳng định, khi cơ quan điều tra có nghi vấn, cần người có liên quan hợp tác điều tra thì phải có giấy mời, giấy triệu tập gửi qua cảnh sát khu vực nơi người đó cư trú để mời tới trụ sở công an xã, phường hoặc trụ sở cơ quan điều tra làm việc. Không có chuyện cơ quan điều tra làm việc qua điện thoại, càng không có việc yêu cầu người dân chuyển tiền của mình vào tài khoản của người khác.
Nếu nhận được điện thoại thông báo như những trường hợp vừa nêu, người dân có thể cứ giữ liên lạc với nhóm lừa đảo, đồng thời báo cho công an nơi gần nhất hoặc báo cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM.
Trung Kiên - dantri.com.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy