Lỗ hổng trong chính sách Ukraine
Báo cáo chiến lược dự kiến được trình lên Quốc hội vào đầu tháng 6/2024 như một yêu cầu của gói viện trợ trị giá hàng tỷ USD cho Ukraine và các đồng minh khác của Mỹ, được thông qua vào tháng 4 vừa qua sau nhiều trì hoãn đáng kể.
Trong 2 năm rưỡi kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, chính quyền Tổng thống Biden vẫn chưa công khai chi tiết chiến lược dài hạn bằng văn bản về cuộc xung đột ở Ukraine. Mỹ đã đóng vai trò không thể thiếu khi cung cấp cho Ukraine 175 tỷ USD viện trợ và hợp tác với các đối tác trong và ngoài châu Âu làm suy yếu ngành công nghiệp quốc phòng của Nga thông qua các lệnh trừng phạt và tập hợp sự ủng hộ cho Kiev.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Washington ngày 11/7. Ảnh: Getty
"Sự ủng hộ của chính quyền Biden - Harris cho Ukraine khiến quốc gia đang gặp khó khăn này chỉ đủ để tồn tại nhưng không đủ để chiến thắng", Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul nhận định với Foreign Policy.
Theo ông: "Nhiều lần, các vũ khí mà chính quyền Tổng thống Biden coi là quá khiêu khích sau đó đã được cung cấp. Nếu không có chiến lược rõ ràng để giành chiến thắng ở Ukraine, chính quyền Mỹ sẽ tiếp tục đi theo con đường tương tự, kéo dài cuộc xung đột với Nga và báo hiệu sự yếu kém của Washington với các đối thủ khác, trong đó có Trung Quốc”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần cam kết sẽ sát cánh cùng Ukraine lâu nhất có thể nhưng những người chỉ trích ông cho rằng việc thiếu một tầm nhìn rõ ràng về vai trò lâu dài của Mỹ trong cuộc xung đột đã dẫn đến một chính sách trên thực tế là cho phép Ukraine tiếp tục chiến đấu nhưng không giành chiến thắng.
"Tôi nghĩ về cơ bản, chính sách thực sự của chúng tôi là giúp họ duy trì chiến đấu, không để Ukraine bị đánh bại và chờ một bên hoặc bên kia từ bỏ rồi ngồi vào bàn đàm phán", Tướng Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Philip Breedlove, người từng là chỉ huy đồng minh tối cao của NATO tại châu Âu đến năm 2016 cho hay. Theo ông: "Chúng ta cần có một chính sách thực sự, rõ ràng và được tuyên bố".
Ông Breedlove và 5 chỉ huy quân sự Mỹ cùng các cựu nhà ngoại giao cấp cao, bao gồm cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Marie Yovanovitch đã gửi một lá thư cho chính quyền Tổng thống Biden vào ngày 16/8 kêu gọi Kiev và các đối tác đưa ra "một định nghĩa chung về chiến thắng" và phát triển "một chiến lược gắn kết để biến chiến thắng đó thành hiện thực".
Ian Brzezinski, cựu phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách châu Âu và NATO, cho biết: "Tôi chưa bao giờ thực sự thấy bất kỳ ai - điều mà lẽ ra phải đến từ chính phủ Mỹ - xem xét toàn diện các công cụ quyền lực mà chúng ta có cũng như cách chúng ta phối hợp chúng thành một chiến lược".
Chia rẽ trong chính trường Mỹ về sự hỗ trợ cho Ukraine
Nhưng ngay cả khi chính quyền Tổng thống Biden bắt đầu triển khai các gói viện trợ mới cho Ukraine sau khi thông qua các khoản hỗ trợ bổ sung, với việc Nhà Trắng cung cấp cho Kiev 225 triệu USD vào tháng 7, một số thành viên đảng Cộng hòa cho rằng gói hỗ trợ này đến quá muộn hoặc quá ít. Các nghị sĩ cũng phàn nàn rằng chính quyền không trao cho Ukraine đủ quyền tự do sử dụng vũ khí mà họ có.
Đảng Cộng hòa đã chia rẽ về vấn đề tiếp tục viện trợ cho Ukraine, với một số người thúc đẩy chính quyền Tổng thống Biden hành động nhiều hơn, trong khi những người theo chủ nghĩa biệt lập của đảng đã tìm cách giảm đáng kể sự ủng hộ cho Kiev, cáo buộc chính quyền đã đi quá xa trong việc ủng hộ Ukraine và tuyên bố sẽ không phê duyệt thêm các gói viện trợ quân sự. Trong số những người hoài nghi có ứng viên phó tổng thống của cựu Tổng thống Trump, đó là Thượng nghị sĩ bang Ohio J.D. Vance.
Kurt Volker, người từng là đặc phái viên Mỹ tại Ukraine dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump cho biết, việc không đưa ra mục tiêu rõ ràng cho hàng tỷ USD viện trợ được phê duyệt có thể khiến nhiều thành viên Quốc hội phản đối các yêu cầu trong tương lai. Ông cho biết: "Rủi ro lớn nhất là bạn sẽ không nhận được thêm ngân sách từ Quốc hội".
Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Ohio Warren Davidson đã đưa một sửa đổi vào trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA), dự luật ủy quyền của Bộ Quốc phòng Mỹ cho năm tài chính bắt đầu vào tháng 9, theo đó cấm hỗ trợ ngân sách cho Ukraine đến khi Quốc hội có được chiến lược mà Nhà Trắng đã hứa từ lâu.
Sự hỗ trợ của Mỹ đóng vai trò quyết định trong việc hỗ trợ Ukraine. Hiện nay, Washington ngày càng bị cuốn sâu vào một cuộc xung đột mà họ không muốn tham gia và trông đợi vào các mục tiêu cuối cùng của giới lãnh đạo Ukraine
Các quan chức Mỹ đã nhiều lần nói rằng, Kiev phải quyết định khi nào và theo các điều khoản nào thì xung đột sẽ kết thúc. Tổng thống Volodymyr Zelensky nói rằng mục tiêu của ông là giải phóng toàn bộ lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả Crimea.
Chính quyền Tổng thống Biden và Kiev đôi khi không cùng quan điểm về nhu cầu quân sự của Ukraine trên chiến trường. Ông Volker cho biết: "Họ đã rất thất vọng. Họ cảm thấy rằng chúng tôi đang không cung cấp cho họ những gì họ cần".
Với việc Ukraine hiện đang tấn công vào lãnh thổ Nga ở Kursk, ông McCaul liên tục thúc đẩy chính quyền Tổng thống cho phép Ukraine nhắm vào Nga bằng tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất, có thể bắn trúng mục tiêu cách xa hơn 320km.
"Nếu các đối tác của chúng tôi dỡ bỏ các hạn chế hiện tại đối với việc sử dụng vũ khí trên lãnh thổ Nga, chúng tôi sẽ không cần tiến vào khu vực Kursk để bảo vệ cộng đồng dân cư ở khu vực biên giới và loại bỏ khả năng gây hấn của Nga", ông Zelensky viết trên mạng xã hội X.
"Nhưng hiện tại, chúng tôi không thể sử dụng tất cả những vũ khí mà chúng tôi có và loại bỏ các binh lính Nga. Các căn cứ, sân bay, trung tâm hậu cần và các cơ sở quân sự khác của Nga mà chúng cho phép Điện Kremlin trốn tránh việc tìm kiếm hòa bình là các mục tiêu hợp của lực lượng phòng thủ của chúng tôi".
Ukraine được phép sử dụng các hệ thống tên lửa phóng loạt tầm ngắn và pháo để bắn xuyên biên giới vào Nga nhưng không được sử dụng các vũ khí tầm xa hơn. Mỹ cũng được cho là đã yêu cầu Anh chỉ thị cho Ukraine không được bắn tên lửa tầm xa Storm Shadow vào bên trong nước Nga.
“Những người trong chúng tôi ủng hộ việc hỗ trợ Ukraine sẽ không hành động một cách mù quáng. Kể từ khi xung đột nổ ra, chúng tôi đã yêu cầu chính quyền Biden - Harris đưa ra chiến lược về cách Mỹ và đồng minh có thể giúp Ukraine giành chiến thắng. Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Harris nợ một chiến lược không chỉ đối với chúng tôi mà còn đối với người dân Mỹ. Sự bỏ bê của họ cho thấy họ không có chiến lược hoặc sợ chia sẻ chiến lược đó”, thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Jim Risch nhận định.
Tác giả: Kiều Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy