Lượng tiền gửi khổng lồ của Kho bạc Nhà nước (KBNN) tại các ngân hàng đang có ảnh hưởng rất lớn đến cung tiền của nền kinh tế, qua đó có thể tác động tiêu cực đến thị trường tài chính, đặc biệt nếu các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn này chảy vào các tài sản đầu cơ, nhất là thị trường chứng khoán.
Lượng tiền gửi khổng lồ của Kho bạc Nhà nước (KBNN) tại các NHTM đang có ảnh hưởng rất lớn đến cung tiền trong nền kinh tế.
Trong khi các khoản giải ngân đầu tư công chậm đã tạo ra một lượng tiền lớn, chính sách mới của Chính phủ đã mở cửa đáng kể cho số tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (KBNN) tại các ngân hàng thương mại (NHTM) vào năm 2017.
Theo thống kê từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), 16 báo cáo tài chính của các NHTM cho thấy tổng số tiền do chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng mạnh và đạt hơn 273 nghìn tỷ VND, tương đương 12 tỷ USD trong năm 2017; trước khi giảm nhẹ xuống 253 nghìn tỷ đồng vào cuối quý I/2018.
Trong số các NHTM, các ngân hàng quốc doanh được hưởng lợi nhiều nhất. Vietcombank chiếm khoảng 60% tổng tiền gửi của KBNN, tiếp theo là BIDV và VietinBank.
Trong quý I/2018, tiền gửi tại BIDV và VietinBank tăng trong khi Vietcombank giảm 24% so với năm 2017. Có một lưu ý rằng tiền gửi của năm 2017 không bao gồm tiền gửi của KBNN tại Agribank, chiếm một nửa tổng số tiền gửi của KBNN trong giai đoạn 2009-2011.
Báo cáo vĩ mô mới đây của VDSC nhận định, lượng tiền gửi từ KBNN tại hệ thống ngân hàng đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng cung tiền quốc gia. Nếu loại trừ lượng tiền này, tốc độ tăng trưởng cung tiền (M2) chỉ đạt 11% so với mức công bố 15% trong năm 2017.
“Chúng tôi đánh giá lượng tiền gửi khổng lồ này có thể sẽ tác động tiêu cực tới thị trường tài chính và quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thông qua việc thay đổi tổng lượng cung tiền trong nền kinh tế”, VDSC cho hay.
VDSC đặt câu hỏi, liệu có hay không việc các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn này chảy vào các tài sản đầu cơ, đặc biệt thị trường chứng khoán.
“Theo quan điểm của chúng tôi, tiền gửi của KBNN sẽ vẫn tiếp tục là nguồn vốn lớn trên thị trường tài chính trong năm 2018 - 2019 nhưng có thể chỉ các định chế tài chính lớn mới được hưởng lợi từ miếng bánh này”, VDSC nêu góc nhìn.
Lý giải cho nhìn nhận trên, VDSC đưa ra 3 nguyên do. Thứ nhất, Chính phủ dự định giảm lãi suất cho vay trung bình nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Lượng tiền gửi này chính là một khoản “trợ cấp” cho các nhà băng lớn nhằm giải mặt bằng lãi suất chung.
Thứ hai, theo dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 31/2016/TT-BTC, Bộ Tài chính sẽ được phép mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các NHTM. Đáng chú ý, các bộ phận của KBNN có thể mở thêm tài khoản tại các ngân hàng khác nếu cần, phần nào có thể làm tăng lượng tiền của KBNN tại các NHTM.
Thứ ba, theo dự báo của VDSC, vấn đề giải ngân đầu tư công thấp vẫn sẽ tồn tại trong năm 2018. Điều này giúp duy trì lượng tiền gửi khổng lồ của KBNN tại các NHTM.
Theo VNF
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy