Đây là một dấu hiệu cho thấy các nhà chức trách Trung Quốc đang ngày càng lo ngại về cuộc khủng hoảng thanh khoản của ngành này.
Trung Quốc đang nới lỏng cho vay đối với bất động sản sau thời gian thắt chặt (Ảnh: Getty).
Trong một hướng dẫn chưa được công bố vào tháng trước, các nhà quản lý Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các nhà phát triển sau ít nhất 2 quý giảm liên tiếp. Nguồn tin giấu tên của Bloomberg cho hay, các khoản vay của các doanh nghiệp bất động sản lớn được sử dụng để mua bán và sáp nhập sẽ không còn được tính vào chỉ số "ba lằn ranh đỏ".
Trước đó, Trung Quốc đã đề ra giới hạn nợ trong chính sách gọi là "ba lằn ranh đỏ" nhằm kiểm soát lĩnh vực bất động sản đang phát triển quá nóng dựa trên nợ nần. Các nhà phát triển như Evergrande Group và Kaisa Group đã không thể thanh toán nhiều khoản trái phiếu và các khoản nợ tài chính khác. Điều này đặt ra thách thức lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng sự ổn định của nước này.
Nói với Bloomberg, ông Larry Hu, trưởng bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Macquarie Group cho biết: "Giai đoạn khó khăn nhất đã qua". Theo ông các bước có ý nghĩa hơn để thúc đẩy thị trường bất động sản là nới lỏng hạn chế mua nhà và giảm tỷ lệ thanh toán trả trước cũng như lãi suất cơ bản 5 năm. "Các gói kích thích thực sự nhắm vào thị trường bất động sản có thể phải đến giữa năm nay mới thực hiện được", ông nói.
Động thái giảm nguồn vốn cho vay đối với hoạt động M&A diễn ra trong bối cảnh các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang phải vật lộn với việc bán bớt tài sản để giảm bớt khó khăn về tiền mặt. Tuy nhiên, nguồn tin cho hay, mặc dù các ngân hàng sẵn sàng cho vay song các nhà phát triển vẫn gặp khó trong việc đạt được thỏa thuận.
"Mua bán và sáp nhận dự án là cách định hướng thị trường hiệu quả nhất cho lĩnh vực bất động sản để giải quyết rủi ro. Nhiều nhà phát triển tiềm lực mạnh hơn đã thể hiện sẵn sàng mua lại tài sản từ các nhà phát triển thiếu tiền mặt", một quan chức của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết.
Theo tính toán của Bloomberg, chỉ tính riêng trong tháng này, ngành bất động sản Trung Quốc sẽ phải có ít nhất 197 tỷ USD để chi trả cho các trái phiếu đáo hạn, lãi suất và các sản phẩm tín thác cũng như lương thưởng cho hàng triệu lao động nhập cư đang làm việc trong ngành này. Trước đó, Bắc Kinh cũng đã thúc giục các nhà xây dựng như Evergrande ưu tiên trả lương cho công nhân trước Tết Nguyên đán nhằm tránh nguy cơ bất ổn xã hội.
Trong khi đó, các khoản vay ngân hàng của các nhà phát triển cũng đã giảm từ 120 tỷ nhân dân tệ trong quý II/2021 và giảm 140 tỷ nhân dân tệ trong quý III/2021. Chưa rõ liệu các nhà quản lý Trung Quốc có mục tiêu cụ thể về quy mô gia tăng cho vay bất động sản đối với từng ngân hàng hay không.
Kể từ tháng 10/2021, các ngân hàng nước này cũng đã tăng tốc phê duyệt cho vay thế chấp đối với người mua nhà. Các bên cho vay cũng được phép bán các chứng khoán được hỗ trợ bằng các khoản thế chấp để giải phóng hạn ngạch cho vay, nới lỏng lệnh cấm được ban hành vào đầu năm ngoái.
Tính đến tháng 9/2021, các ngân hàng Trung Quốc đã có hơn 51.400 tỷ nhân dân tệ dư nợ cho vay bất động sản. Theo số liệu chính thức, con số này nhiều hơn bất cứ ngành nào và chiếm khoảng 27% tổng dư nợ cho vay cả nước.
Tác giả: Nhật Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy