Tin liên quan
Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện tình trạng những người không có thẻ nhà báo ngang nhiên hoạt động như là nhà báo.
Không dừng lại ở đó, một số người giả danh nhà báo, lợi dụng danh nghĩa của nhà báo dọa nạt các doanh nghiệp, cơ quan để đòi tiền. Gần đây nhất, ở Quảng Bình có trường hợp lợi dụng danh nghĩa nhà báo câu kết với thầy bói để vòi tiền của nạn nhân là người đã bị hiếp dâm.
Ngoài các trường hợp giả mạo trên, còn có những vi phạm khác xảy ra với sự “tiếp tay” của chính các phóng viên, thậm chí của cơ quan báo chí.
Đó là việc phóng viên thường trú cấp giấy giới thiệu của cơ quan báo chí cho người khác để hoạt động với tư cách là phóng viên của cơ quan báo chí. Một số cơ quan cấp loại giấy tờ như thẻ nhà báo, ví dụ như trường hợp một văn phòng đại diện ở Nha Trang, Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận giống y như thẻ nhà báo (có hình quốc huy) cho một đối tượng mà cơ quan chủ quản báo chí khẳng định không phải người của cơ quan mình.
"Loạn" nhà báo rởm gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của những người làm báo chân chính. (Ảnh minh hoạ)
Theo Chính phủ, ngày 4/11 vừa qua, phát biểu tại buổi trao đổi nhanh với một số cơ quan báo chí về thực trạng đáng lo ngại này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn nhận định nhiều cơ quan báo chí đã vô tình tiếp tay cho sự lộng hành của những kẻ giả danh nhà báo…
Thứ trưởng Tuấn cũng cho biết những trường hợp vi phạm nêu trên gây hậu quả lớn, đặc biệt là làm mất uy tín của nghề báo. Hình ảnh của người làm báo trong công chúng hiện nay bị hạ thấp vì những đối tượng như vậy và vị Thứ trưởng đã dùng cụm từ “loạn nhà báo” để miêu tả tình trạng nói trên.
Để hạn chế tình trạng đáng báo động này, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định trước hết phải nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan báo chí.
Bộ TT&TT yêu cầu các cơ quan báo chí phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, quản lý tốt hơn phóng viên, biên tập viên của các văn phòng đại diện, cơ quan thường trú, quản lý tốt hơn các cộng tác viên của mình, đừng để các cộng tác viên lợi dụng danh nghĩa nhà báo để đi tác nghiệp như nhà báo.
Các địa phương cũng cần tăng cường quản lý tốt hơn đối với các cơ quan báo chí. Sở TT&TT không làm hết trách nhiệm của mình thì sẽ dẫn đến hiện tượng vi phạm như nêu trên. Bộ sẽ chỉ đạo các Sở TT&TT tăng cường kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các cơ quan báo chí, kiểm tra các văn phòng đại diện, cơ quan thường trú ở địa phương, kiểm tra thể thức hoạt động của các phóng viên thường trú.
Cùng với việc yêu cầu các cơ quan báo chí, các Sở TT&TT tăng cường trách nhiệm, sắp tới, Bộ TT&TT sẽ siết chặt các quy định. Và có thể Bộ TT&TT sẽ lập các đoàn công tác phối hợp với các cơ quan liên ngành kiểm tra những nơi đã có xảy ra sai phạm đáng tiếc.
Theo Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, chỉ làm như vậy thì mới mong lập lại trật tự trong lĩnh vực này, lấy lại uy tín, trả lại công bằng cho các nhà báo chân chính, tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động nghề nghiệp.
Diệu Ly (tổng hợp)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy