HABECO đã có lãi
Tổng doanh thu và thu nhập khác năm 2022 của Tổng công ty CP Bia rượu nước giải khát Hà Nội (HABECO) đạt 6.461,44 tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2021 tương đương 1096,6 tỷ đồng. Có mức tăng doanh thu này là bởi sản lượng tiêu thụ các sản phẩm bia tăng 14% so với cùng kỳ, đồng thời HABECO đã tăng giá bán bia từ giữa năm 2022.
Lợi nhuận trước thuế năm ngoái của HABECO đạt 517,52 tỷ đồng, bằng 137,32% so với năm 2021.
Nhờ đó, kết quả hoạt động kinh doanh của DN này trong năm 2022 có lãi, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 422 tỷ đồng, bằng 135,9% so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 10,35%, Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là 7,24%.
Habeco năm 2022 đã có lãi. Ảnh: Hoàng Hà
Lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng so với năm 2021 chủ yếu do năm 2022, HABECO tăng giá bán bia khiến doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 20,7% so với cùng kỳ, trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng 17,7%.
Tổng công ty Giấy: Loạt công ty liên kết bết bát
Năm 2022, Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tình hình thị trường thế giới, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, máy móc thiết bị cũ dẫn đến một số sự cố công nghệ... Tuy nhiên, tổng công ty đã tận dụng các thế mạnh nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Một số khó khăn, tồn tại chính ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 của Vinapaco.
Về lĩnh vực công nghiệp, dây chuyền máy móc sản xuất giấy tại Bãi Bằng và Công ty Giấy Tissue Sông Đuống đã cũ, hỏng hóc nhiều dẫn đến chi phí bảo dưỡng cao, các sự cố công nghệ nhiều làm tăng tiêu hao nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tiến độ kế hoạch và hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
Các dự án lớn dừng đầu tư hoặc thay đổi mục tiêu, như Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, Dự án rừng nguyên liệu giấy Kontum là những khó khăn, tồn tại mà Vinapaco tiếp tục phải xử lý.
Việc cổ phần hoá tổng công ty kéo dài do phải thực hiện phương án xử lý Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam theo sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương. Việc bán tài sản cố định và hàng hóa tồn kho của dự án có vướng mắc do Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVComBank) khởi kiện Vinapaco do liên quan đến việc tài sản thế chấp của dự án.
Tổng doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty Giấy trong năm 2022.
Tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của các đơn vị thành viên của Vinapaco, Bộ Công Thương cho biết: Công ty mẹ - Vinapaco có 1 công ty con và 7 công ty liên kết; trong đó, công ty con có nhiều tồn tại về tài chính, mất cân đối về tài chính; 1 công ty liên kết thua lỗ nhiều năm, 2 công ty liên kết dừng hoạt động nhiều năm.
Cụ thể, tại Công ty CP Giấy BBP, khoản đầu tư của Vinapaco vào công ty là 52 tỷ đồng. Công ty đã dừng hoạt động từ tháng 10/2015, tại thời điểm đó công ty kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu. Vinapaco đứng trước nguy cơ phải trả nợ thay tương ứng số tiền đã bảo lãnh khoản vay tín dụng cho Giấy BBP là 15 triệu USD, tương đương 345 tỷ đồng.
Công ty CP Giấy Thanh Hóa đã dừng hoạt động, UBND tỉnh Thanh Hóa thu hồi toàn bộ mặt bằng nhà máy. Tổng công ty Giấy đã thu hồi được số vốn đầu tư tại đây là 26,1 tỷ/35,6 tỷ đồng tổng số vốn đầu tư của Vinapaco, số tiền còn lại là 9,45 tỷ đồng.
VINAINCON: Loạt công ty con, công ty liên kết thua lỗ
Tổng doanh thu và thu nhập khác của Tổng công ty CP Xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) là 254,9 tỷ đồng đạt 64% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế là 14,7 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm 2022.
Trong năm 2022, thu cổ tức từ lợi nhuận năm 2021 của các công ty có vốn góp của Công ty mẹ VINAINCON là 24,063 tỷ đồng. Những khoản đầu tư tại các công ty con, công ty liên kết có kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ đã được Công ty mẹ trích lập dự phòng đầu tư tài chính, với số dư trích lập dự phòng dài hạn tại ngày 31/12/2022 là 243,3 tỷ đồng (ngày 1/1/2022 là 243,3 tỷ đồng).
Trong đó, Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn 200 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Cơ khí Hóa chất Hà Bắc 10 tỷ đồng, Công ty CP Xây lắp và sản xuất Công nghiệp 14,08 tỷ đồng, Công ty CP Cơ khí xây lắp hóa chất 4,02 tỷ đồng, Công ty CP Bê tông ly tâm VINAINCON 5,86 tỷ đồng, Công ty CP Xây dựng Công nghiệp 4,56 tỷ đồng...
Một số công ty con, công ty liên kết cần chú ý khi có kết quả kinh doanh lỗ lũy kế. Công ty TNHH MTV Xây lắp Hoá chất: Năm 2022 lỗ là 0,802 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến 31/12/2022 là 77,997 tỷ đồng.
Công ty TNHH MTV Cơ khí Hoá chất Hà Bắc năm 2022 lỗ 2,826 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến 31/12/2022 là 49,05 tỷ đồng. Lỗ chủ yếu do lợi nhuận gộp không đủ bù đắp chi phí quản lý và lãi vay.
Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp (MIE): Đẩy mạnh thoái vốn
Tổng doanh thu của MIE đạt 317,4 tỷ đồng, trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 297,24 tỷ đồng, bằng 116,27% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 0,31 tỷ đồng, bằng 31,13% so với kế hoạch cả năm.
Các khoản đầu tư của Công ty mẹ hầu hết đều đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn, các đơn vị tuy tỷ trọng lợi nhuận không cao nhưng một số đơn vị hàng năm vẫn trả cổ tức như Công ty Đá Mài Hải Dương, Công ty Cơ khí chế tạo Hải Phòng.
Đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh không hiệu quả như Công ty Technoimport, Công ty Xi măng Đồng Bành, Công ty CP Đầu tư và Thương mại Sài Gòn - Hà Nội, tổng công ty tiếp tục thoái vốn theo quy định. Song, do một số vướng mắc, MIE vẫn chưa thể thực hiện thoái vốn trong năm 2022.
VEAM đầu tư vào công ty liên doanh lãi lớn
Tổng lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM) là 5.624 tỷ đồng, đạt 125% kế hoạch năm 2022 (vượt kế hoạch 25%).
Năm 2022, VEAM còn nhiều tồn tại từ các năm trước chưa được giải quyết, xử lý, hoạt động sản xuất của công ty mẹ chưa đạt hiệu quả theo kế hoạch đề ra, tuy nhiên hiệu quả đầu tư lại tương đối khả quan, các chỉ tiêu tài chính ở mức độ an toàn theo quy định.
VEAM thu lợi lớn hàng năm từ góp vốn vào Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam.
Hiệu quả đầu tư của VEAM vào công ty liên doanh Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam tăng cao. Song các khoản đầu tư vào các công ty con hiệu quả còn thấp, đặc biệt là các công ty 100% vốn của VEAM (trừ Công ty DISOCO).
Cụ thể: 5 công ty con có 100% vốn góp của VEAM gồm 4 công ty TNHH MTV và 1 viện nghiên cứu trong đó 1 công ty có lãi là Công ty DISOCO, 2 công ty và 1 viện nghiên cứu có lãi nhưng còn lỗ luỹ kế là Công ty SVEAM, Công ty TAMAC và Viện Công nghệ; 1 công ty phát sinh lỗ và lỗ lũy kế là Công ty Cơ khí Trần Hưng Đạo.
8 công ty con VEAM có vốn góp trên 50% vốn điều lệ, trong đó 6 công ty có lãi trong năm 2022 gồm: 1 công ty có lãi trong năm 2022 nhưng có lỗ lũy kế là VETRANCO, 2 công ty có lỗ lũy kế là Veam Korea, và Cổ phần Cơ khí Vinh;
6 công ty liên kết VEAM có vốn góp dưới 50% vốn điều lệ, trong đó: 4 công ty có lãi, 2 công ty lỗ trong năm 2022 và có lỗ luỹ kế là Công ty CP Nakyco, Công ty CP Matexim Hải Phòng.
2 công ty khác có vốn góp của VEAM là Công ty CP KumBa, Công ty TNHH MeKong Auto chưa có Báo cáo tài chính cho năm tài chính tại ngày 31/12/2022.
Tác giả: Lương Bằng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy