Tại Hội nghị nhằm thống nhất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phát triển sản xuất kinh doanh, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, cho đến nay, đã có 16 ngân hàng cam kết giảm tiền lãi với số tiền khoảng 3.500 tỷ đồng, mức lãi suất giảm từ 0,5-3%/năm.
Nhiều ngân hàng cam kết giảm tiền lãi với số tiền khoảng 3.500 tỷ đồng. Ảnh minh họa
Đa số các khoản giảm lãi này được áp dụng trong tháng 12/2022 đến hết tháng 1/2023.
Cụ thể, BIDV giảm lãi suất 0,5-2,5%/năm cho khách hàng vay vốn thuộc lĩnh vực ưu tiên, khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu, khách hàng DN nước ngoài, khách hàng cá nhân…
Agribank giảm 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ bằng VND tại thời điểm 30/11. Với dư nợ phát sinh từ 1-31/12/2022, Agribank giảm tối đa 20% so với mặt bằng lãi suất đang áp dụng với từng đối tượng, lĩnh vực.
Vietcombank giảm lãi suất tới 1%/năm đối với các khoản vay VND cho khách hàng DN và khách hàng cá nhân hiện hữu, từ 1/11 đến hết 31/12/2022. Tổng số khách hàng được giảm lãi suất là 175.000 khách hàng với quy mô tín dụng hơn 500.000 tỷ đồng, chiếm gần 50% dư nợ hiện hữu...
Ngoài các ngân hàng thương mại Nhà nước nói trên, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cũng tiến hành giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong đó, ACB giảm 1%/năm lãi vay cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp từ ngày 6/12/2022 đến ngày 31/1/2023.
Eximbank giảm 1%/năm lãi vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, lĩnh vực kinh doanh tiêu dùng, bán lẻ, sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp…
SHB đã triển khai chương trình hỗ trợ giảm lãi suất từ 1,5-2%/năm cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp; ưu tiên hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên, như nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự án xanh... Các doanh nghiệp đang cần vốn để gấp rút sản xuất các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu cuối năm của người dân cũng được ngân hàng triển khai hỗ trợ.
HDBank cam kết giảm lãi suất lên đến 3,5%/năm đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ở các nhóm ngành nghề khác nhau đến ngày 31/12/2022.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, tinh thần tiết giảm chi phí, giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp là chỉ đạo của Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước, còn ngân hàng nào khó khăn, không làm được thì báo cáo Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp hỗ trợ.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước không để tổ chức tín dụng nào, kể cả nhỏ, bị rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Đây là thông điệp quan trọng khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay.
Dù vậy, Ngân hàng Nhà nước vẫn phải lưu ý các tổ chức tín dụng chú ý thanh khoản của đơn vị mình cũng như nền kinh tế, bảo đảm mức cung tiền phù hợp, bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay và sang năm.
Tác giả: Bạch Hiền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy