Nợ phải thu khó đòi của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là 11.005 tỷ đồng do thực hiện trả nợ khoản vay nước ngoài của dự án đạm Ninh Bình (Ảnh: DT)
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2020.
Cụ thể, theo báo cáo tính đến cuối năm 2020, cả nước có 807 doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Tổng tài sản là gần 3,7 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2019. Vốn chủ sở hữu là hơn 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 1%.
Tổng doanh thu đạt hơn 1,98 triệu tỷ đồng, giảm 12% so với năm 2019. Trong đó, khối các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con là 1,75 triệu tỷ đồng, giảm 13% so với năm 2019, chiếm 88% tổng doanh thu của các doanh nghiệp.
Lãi phát sinh trước thuế đạt 162.904 tỷ đồng, giảm 22%. Trong đó, khối các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - còn là 140.522 tỷ đồng, giảm 25%.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân chung của các doanh nghiệp năm 2020 là 9% (năm 2012 là 12%); tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản bình quân chung của các doanh nghiệp năm 2020 là 4% (năm 2019 là 6%).
Đáng chú ý có 119/807 doanh nghiệp có lỗ phát sinh với tổng số lỗ là 15.740 tỷ đồng.
Về tình hình tài chính, báo cáo chỉ ra rằng báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty là 343.761 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2019. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 22.619 tỷ đồng, tăng 45% so với năm trước, chiếm 6% tổng số nợ phải thu.
Trong đó, nợ phải thu khó đòi theo báo cáo hợp nhất tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (11.428 tỷ đồng); Tập đoàn Công nghệ Viễn thông Quân đội (1.744 tỷ đồng); Tổng công ty Viễn thông MobiFone (695 tỷ đồng); Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (604 tỷ đồng); Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (603 tỷ đồng); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (498 tỷ đồng); Tổng công ty Cà phê Việt Nam (428 tỷ đồng); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (367 tỷ đồng); Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (331 tỷ đồng); Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (244 tỷ đồng)...
Trong khi đó, báo cáo của công ty mẹ là 322.814 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2019. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 21.911 tỷ đồng, tăng 26% so với năm trước, chiếm 7% tổng số nợ phải thu.
Cụ thể, nợ phải thu khó đòi theo báo cáo của công ty mẹ ở Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là 11.005 tỷ đồng do thực hiện trả nợ khoản vay nước ngoài của dự án đạm Ninh Bình theo chỉ đạo của Thủ tướng với khoản vay của China Eximbank, nhưng công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình không thanh toán nợ cho Tập đoàn đúng hạn. Vinachem đã phải trích lập dự phòng rủi ro nợ phải thu khó đòi 3.974 tỷ đồng.
Còn Tập đoàn Dầu khí là 6.410 tỷ đồng, gồm ủy thác cho vay qua ngân hàng TMCP Đại Dương 819 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) 707 tỷ đồng; Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn 4.218 tỷ đồng; PVText 295 tỷ đồng. PVN đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 4.357 tỷ đồng.
Viettel cũng có khoản nợ phải thu của công ty mẹ 877 tỷ đồng, MobiFone là 693 tỷ đồng chủ yếu là nợ cước viễn thông của khách hàng.
Một số công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản cao (trên 50%) là Tổng công ty xây dựng Lũng Lô 1.365 tỷ đồng (66%); Tổng công ty Thái Sơn 2.250 tỷ đồng (63%), Vinachem 9.989 tỷ đồng (57%), Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn 2.512 tỷ đồng (56%)...
Tác giả: Nguyễn Mạnh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy