Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 11/6, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBCKNN cho biết, hệ thống giao dịch trên HoSE đã xảy ra lỗi từ cuối năm 2020. đến nay, vẫn là vấn đề quan trọng, được toàn ngành đặc biệt quan tâm.
Phó Chủ tịch UBCKNN cho hay: “Sự cố của HoSE là điều không mong muốn, thị trường phát triển quá nhanh dẫn đến hệ thống quá tải. HoSE đã nỗ lực đảm bảo dịch vụ tốt nhất, nâng được năng lực hệ thống. Giá trị giao dịch bình quân năm 2020 đạt 7.000 tỷ đồng/phiên, không ai nghĩ tăng lên 30.000 tỷ đồng/ phiên như hiện nay. Giá trị giao dịch tăng là tốt, nhà đầu tư quan tâm tới thị trường là tốt, nhưng hệ thống của mình xảy ra sự cố là điều không ai mong muốn”.
UBCKNN cho biết, sẽ đưa hệ thống do FPT xây dựng vào sử dụng từ cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7/2021, chấm dứt tình trạng nghẽn lệnh tại HoSE. Ảnh: Việt Linh
Lãnh đạo UBCKNN khẳng định, việc đảm bảo hệ thống giao dịch của HoSE vận hành an toàn, thông suốt là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của cơ quan quản lý. Còn về năng lực quản trị, xử lý sự cố của HoSE, ông Sơn từ chối bình luận, và cho rằng đây là điều khó nói. Điều cơ quan quản lý quan tâm nhất trong bối cảnh hiện nay không hẳn là mức độ tăng trưởng của thị trường, mà quan trọng hơn là duy trì sự ổn định và bền vững của thị trường.
Tối 10/6, Bộ Tài chính thông báo quyết định thanh tra hành chính HoSE. Lãnh đạo UBCKNN cho biết, đã được Bộ Tài chính chỉ đạo, thực hiện tất cả giải pháp, kể cả giải pháp mạnh nhất để đảm bảo an toàn hệ thống, phải đưa bằng được hệ thống do FPT xây dựng vào sử dụng vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7/2021.
Từ phiên giao dich 9/6 đến nay, hệ thống HoSE có dấu hiệu hoạt động bình thường trở lại, khi thanh khoản chỉ quanh ngưỡng 23.000 tỷ đồng. Bảng điện tử hiển thị chính xác, chỉ số cập nhật đều đặn, nhà đầu tư giao dịch thông suốt trong phiên.
Ngày 11/6, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) Nguyễn Hoàng Hải có văn bản gửi Bộ Tài chính, nêu những kiến nghị của hiệp hội về nội dung thanh tra HoSE. VAFI đề xuất Bộ Tài chính thanh tra làm rõ việc lựa chọn nhà thầu của HoSE.
“Tại sao HoSE không thể làm chủ công nghệ vận hành? Ngoài ra, chất lượng nhà thầu thường xuyên bảo quản hệ thống giao dịch HoSE cũng cần được xem xét”, VAFI nêu.
Cũng trong văn bản gửi đến Bộ Tài chính, VAFI kiến nghị thanh tra dự án làm phần mềm giao dịch mới được cung cấp bởi Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc.
Ông Nguyễn Hoàng Hải đặt vấn đề: “Tại sao HoSE không chọn những nhà thầu hàng đầu trong nước, có khả năng nhanh chóng giải quyết sự cố, mà lại lệ thuộc vào chuyên gia nước ngoài?”.
Từ sự cố vừa qua của HoSE, đại diện VAFI cho rằng, khi mua công nghệ phần mềm giao dịch nước ngoài, bộ phận công nghệ thông tin của HoSE hay nhà thầu quản lý hệ thống phải làm chủ được công nghệ vận hành, biết sửa chữa các lỗi phát sinh.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy