Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (UpCOM: BSR), tính đến hết tháng 8/2022, doanh nghiệp này đã sản xuất hơn 4,6 triệu tấn xăng, dầu và xuất bán ra thị trường tổng cộng 4,5 triệu tấn.
Điều này giúp ổn định nguồn cung cho thị trường trong nước trong bối cảnh Nhà máy Lọc Dầu Nghi Sơn hoạt động thiếu ổn định, việc nhập khẩu xăng dầu phụ thuộc nhiều yếu tố bên ngoài.
Trong cơ cấu nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, sản phẩm của Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất chiếm hơn 30%. Để đảm bảo nguồn cung ổn định, từ đầu năm đến hết tháng 8/2022, BSR cho biết Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất luôn hoạt động trên 100% công suất, nhiều thời điểm hoạt động tại 105% công suất.
Về kết quả kinh doanh, lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, Lọc hoá dầu Bình Sơn ước tổng doanh thu đạt hơn 113.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước ước hơn 13.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 86% và gấp đôi cùng kỳ. So với kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất cả năm là gần 91.700 tỷ đồng, BSR đã vượt 23% mục tiêu đề ra chỉ sau chưa đầy 3 quý.
Trước đó, kết quả 7 tháng đầu năm ghi nhận doanh thu BSR đạt 98.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 13.300 tỷ đồng, sản lượng tiêu thụ đạt 3,9 triệu tấn. Như vậy, tính riêng trong tháng 8/2022, doanh thu của Lọc hoá dầu Bình Sơn đạt 14.500 tỷ đồng, tiêu thụ 0,6 triệu tấn.
Liên quan đến dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các cơ quan khẩn trương tổ chức thẩm định về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo quy định của pháp luật, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong tháng 9/2022.
Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất điều chỉnh sẽ có tổng mức đầu tư mới là khoảng 1,2 tỷ USD. Công suất nhà máy được nâng lên 171.000 thùng dầu thô/ngày (tương đương 7,6 triệu tấn/năm) với hỗn hợp dầu thô thiết kế là Azeri BTC 53% + ESPO 47%.
Sau khi hoàn thành dự án, nhà máy có thể vận hành dầu thô hỗn hợp có hàm lượng lưu huỳnh đến 0,34% khối lượng. Các sản phẩn xăng RON 92, RON 95 và dầu Diesel đạt tiêu chuẩn EURO V. Kế hoạch vốn dự kiến cho dự án là 40% vốn chủ sở hữu, 60% vốn vay (tỉ lệ này có thể thay đổi theo từng phương án thu xếp vốn cho dự án).
Tác giả: Nguyễn Thu Huyền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy