Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu cho biết, 9 tháng 2022, Tập đoàn đã hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) vừa có Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2022 với các chỉ số về sản xuất, kinh doanh vượt xa kế hoạch.
9 tháng qua, Vinatex đạt lợi nhuận hợp nhất 1.150 tỷ đồng, đạt 124% kế hoạch năm, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước
Tại Đại hội đồng cổ đông hồi tháng 5/2022, Vinatex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 18.067 tỷ đồng bằng 106,4% so với 2021; Lợi nhuận hợp nhất ước đạt 951 tỷ đồng bằng 65,3% so với 2021; Doanh thu Công ty mẹ ước đạt 1.750 tỷ đồng bằng 107,4% so với 2021. Lợi nhuận Công ty mẹ ước đạt 330,655 tỷ, bằng 106,3% so với cùng kỳ.
Ông Cao Hữu Hiếu,Tổng giám đốc Vinatex cho biết, quý IV năm 2022, bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó giá bông bước vào mùa vụ mới với sản lượng tăng, nhưng mức tiêu thụ là yếu tố hỗ trợ giá giảm. Nhu cầu sợi và giá bán vẫn ở mức thấp, các doanh nghiệp tháng 10 mới chỉ có đơn hàng đạt khoảng 50%-70% năng lực; tháng 11,12 chưa có đơn hàng.
Theo thông tin từ các doanh nghiệp trong Tập đoàn, thị trường sợi dự kiến tiếp tục khó khăn, cầu chưa có dấu hiệu cải thiện, giá xơ năm 2022 tăng cao theo biến động của giá dầu và giá bông.
Ngành may cũng đang gặp khó khăn hơn. Hầu hết các đơn vị may mới nhận kế hoạch sản xuất đến giữa tháng 10, đơn hàng cho tháng 11, 12 thiếu khoảng 35% đến 50% năng lực hoặc có đơn hàng, nhưng cạnh tranh gay gắt về giá…
"Trong thời gian tới ngành sợi cần triển khai các giải pháp để duy trì kết quả sản xuất kinh doanh, ngành may tích cực tìm kiếm đơn hàng đảm bảo sản xuất ổn định, bám sát kế hoạch sản xuất để linh hoạt trong chuẩn bị nguyên phụ liệu", ông Hiếu đề nghị.
Dù thị trường quý 4 có nhiều biến động, cầu giảm, nhưng do đã có tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm, Tập đoàn dự kiến cả năm 2022 về đích với doanh thu 18.409,5 tỷ đồng, lợi nhuận 1.393,2 tỷ đồng, tăng 46,5% so với kế hoạch.
Lãnh đạo Tập đoàn lưu ý các doanh nghiệp căn cứ tình hình thị trường trong và ngoài nước để xúc tiến sớm các chương trình, kế hoạch kinh doanh, khách hàng trọng điểm của năm 2023. Dự kiến và có giải pháp phòng ngừa các tình huống tiêu cực của thị trường và các biến động khó dự báo của thị trường tài chính, lãi suất.
Đưa ra dự báo năm 2023, Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường nhận định: "Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ ở mức thấp, cận kề với trạng thái khủng hoảng, lạm phát tiếp tục cao và tiếp tục chính sách lãi suất cao, khả năng tổng cầu dệt may không tăng thậm chí giảm về mức giữa 2020-2021".
Khả năng thị trường phục hồi, dự kiến chỉ từ quý 3,4 năm 2023 tương ứng với mức giảm của lạm phát. VNĐ mạnh tiếp tục là trở ngại trong so sánh tương quan với các đối thủ cạnh tranh, cùng với đó lãi suất VNĐ cao, lương tối thiểu cao hơn các quốc gia cạnh tranh là trở ngại trong thu hút các đơn hàng giá rẻ.
Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Vinatex đã đưa ra 3 kịch bản dự báo về tình hình xuất khẩu năm 2023.
Kịch bản tốt sẽ là 6 tháng đầu năm 2023 bình quân xuất khẩu như quý 4/2022, 6 tháng cuối năm đạt bình quân như 8 tháng đầu năm 2022.
Kịch bản trung bình (cơ sở) 9 tháng bình quân xuất khẩu như quý 4/2022, còn quý 4/2023 đơn hàng trở lại như 8 tháng đầu năm 2022.
Kịch bản xấu cả năm 2023 đơn hàng chỉ bình quân xuất khẩu như 4 tháng cuối năm 2022.
Tác giả: Thế Hải
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy