ới đây, ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa có Nghị quyết quan trọng về việc thông qua ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu.
Theo đó, cổ đông sẽ được chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỉ lệ 20%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại ngày chốt quyền nhận 20 cổ phiếu mới. Ngày đăng ký cuối cùng hưởng quyền nhận cổ tức là 20/2/2023.
Với hơn 1,22 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Eximbank dự kiến phát hành tối đa gần 245,9 triệu cổ phiếu để trả cổ tức. Nguồn vốn phát hành từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ các năm 2017, 2018, 2019, 2020 và 2021.
Trước đó, Eximbank đã nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc chấp thuận cho Eximbank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 2.459 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối theo Phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông Eximbank thông qua.
Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên Eximbank chia cổ tức kể từ năm 2014 đến nay. Lần chia cổ tức gần đây nhất là 4% bằng tiền mặt cho năm 2013 và được thực hiện vào năm 2014.
Sau khi hoàn tất phát hành cổ phiếu chia cổ tức, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm gần 2.459 tỷ đồng, lên mức 14.814 tỷ đồng. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Eximbank thực hiện tăng vốn sau hơn một thập kỷ khi vốn điều lệ đã đứng yên ở mức 12.355 tỷ đồng từ năm 2012 đến nay.
Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý IV/2022 của Eximbank, tính riêng quý cuối năm, Eximbank đã ghi nhận 1.438 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng tới 46% so với cùng kỳ năm 2021.
Ngân hàng cho biết mức tăng cao của thu nhập lãi thuần chủ yếu đến từ dư nợ cho vay bình quân quý IV/2022 tăng so với cùng kỳ, đồng thời, Eximbank cũng thu được một số khoản lãi từ xử lý nợ xấu giai đoạn này.
Các khoản thu ngoài lãi cũng tăng trưởng mạnh. Theo đó, lãi thuần từ mảng dịch vụ và kinh doanh ngoại hối tăng lần lượt 33,7% và 97,8% so với cùng kỳ năm trước.
Mặt khác, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, thu từ góp vốn mua cổ phần và hoạt động khác lại ghi nhận sụt giảm so với cùng kỳ năm 2021, nhưng chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của ngân hàng.
Tuy nhiên, chi phí hoạt động tăng cao hơn 77% và tăng cao hơn mức tăng doanh thu khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng giảm hơn 11%. Tuy nhiên, nhờ việc cắt giảm mạnh hơn 77% chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ đã kéo lợi nhuận tăng lên gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước, đạt 528 tỷ đồng.
Luỹ kế cả năm 2022, lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt hơn 3.707 tỷ đồng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước, tăng 208%.
Năm 2022, Eximbank đưa ra mức lợi nhuận kế hoạch tăng 127%, tương đương 2.500 tỷ đồng. Như vậy, sau khi kết thúc năm, nhà băng này đã hoàn thành vượt kế hoạch 48%.
Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản Eximbank mở rộng 12% so với đầu năm, lên mức 185.045 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 14%, ghi nhận hơn 130.505 tỷ đồng, tiền gửi tại NHNN tăng 64%, đạt 5.584 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ, tổng nợ xấu tính đến 31/12/2022 tăng nhẹ 4% so với đầu năm, lên mức 2.347 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) đều sụt giảm, kéo tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm nhẹ từ mức 1,96% đầu năm xuống còn 1,8%.
Tác giả: Lê Thanh Hồng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy