Thống kê trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho thấy chỉ trong tháng 11 đã có hơn 10 doanh nghiệp công bố kế hoạch huy động vốn thông qua kênh phát hành cổ phiếu riêng lẻ.
Phải kể tới như Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (HoSE: NVL) đang chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến điều chỉnh phương án phát hành hơn 975 triệu cổ phiếu riêng lẻ và 1,95 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 100%).
Hay Công ty CP Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) lấy ý kiến cổ đông về phương án chào bán 24,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư trong quý IV để huy động 2.450 tỷ đồng. Vietjet dự kiến dùng số tiền này để thanh toán tiền đặt cọc mua và thuê tàu bay.
Tương tự, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HoSE: HAG) cũng có kế hoạch phát hành 130 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kỳ vọng huy động 1.300 tỷ đồng để trả nợ và bổ sung vốn lưu động; Công ty CP Tập đoàn Hòa Bình (HoSE: HBC) dự kiến phát hành 252,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tỷ lệ hơn 92%) để trả nợ.
Ngoài ra, Công ty CP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (HoSE: TEG); Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Giao Thông Đèo Cả (HoSE: HHV); Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: BAF)… đều có kế hoạch huy động hàng trăm tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ trong năm nay.
Trong tháng cuối năm 2023, dự kiến có thêm ít nhất 5 công ty nhóm chứng khoán có kế hoạch tăng vốn điều lệ với tổng giá trị vốn hút về khoảng 13.400 tỷ đồng. Ảnh: Nam Khánh.
Cũng trong tháng cuối năm nay, dự kiến có thêm ít nhất 5 công ty nhóm chứng khoán là Chứng khoán LPBank (LPBS); Chứng khoán SSI (HoSE: SSI); Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND); Chứng khoán Tiên Phong - TPS (HoSE: ORS) và Chứng khoán Nhất Việt (HNX: VFS) có kế hoạch tăng vốn điều lệ với tổng giá trị vốn hút về khoảng 13.400 tỷ đồng.
Mục đích sử dụng vốn phần đa là bổ sung hoạt động cho vay, song song với đầu tư và các mục đích khác.
Doanh nghiệp tìm vốn trên sàn chứng khoán
Theo số liệu mới nhất của Bộ Tài chính, tính đến cuối tháng 11, có 77 doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu với khối lượng 214.300 tỷ đồng, vẫn thấp hơn giảm 35,4% so với cùng kỳ năm 2022. Theo cơ quan quản lý kể từ khi Nghị định 08/2023 có hiệu lực thi hành vào 5/3, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã ghi nhận sự phục hồi, nhưng vẫn tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước.
Còn theo số liệu của Công ty Chứng khoán MB, lãi suất phát hành bình quân của trái phiếu doanh nghiệp trong 11 tháng đầu năm nay đã tăng lên 8,5%/năm, cao hơn so với mức trung bình 7,9%/năm của năm ngoái. Tính đến ngày 21/11, kinh doanh khó khăn còn khiến gần 100 doanh nghiệp ra thông báo chậm/hoãn thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Tình hình không mấy khả quan ở kênh tín dụng ngân hàng khi Ngân hàng Nhà nước thông báo đến cuối tháng 11, tín dụng trong toàn nền kinh tế mới đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022, thấp hơn so với cùng kỳ các năm và còn cách khá xa mục tiêu định hướng 14-15%.
Tăng trưởng tín dụng ì ạch vì doanh nghiệp gặp khó, có nhu cầu vay nhưng chưa đủ điều kiện để tiếp cận nguồn vốn. Trong khi ngân hàng "thừa tiền" lại không thể hạ chuẩn tín dụng cho vay vì e ngại nợ xấu. Do đó đến hết tháng 11, toàn ngành ngân hàng vẫn còn dư khoảng 735.000 tỷ đồng chỉ tiêu tín dụng chưa cho vay được.
Trong bối cảnh khó khăn ở các kênh huy động vốn kể trên, các doanh nghiệp đang phải quay trở về tìm vốn trên thị trường chứng khoán.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy