Theo số liệu thống kê, có khoảng hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước, nhưng thực tế chỉ có khoảng 20 nhóm doanh nghiệp thực sự là đơn vị triển khai các chuyến bay sau khi được duyệt.
Theo kết luận điều tra, số còn lại là doanh nghiệp cho mượn pháp nhân hoặc đứng ra xin cấp phép chuyến bay, sau đó bán quyền được tổ chức các chuyến bay cho doanh nghiệp khác thực hiện.
Để doanh nghiệp được tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước phải qua nhiều bước, nhiều công đoạn khác nhau theo trình tự thủ tục. Cụ thể, phải có văn bản chấp thuận của Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác 4 bộ/5 bộ; có văn bản chấp thuận chủ trương cách ly y tế của UBND các tỉnh, TP.
Trong thời gian đó, doanh nghiệp còn song song ký hợp đồng và đặt cọc tiền thuê tàu bay với hãng hàng không, ký hợp đồng và đặt cọc tiền thuê khách sạn.
Do vậy, nếu được Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác 4 bộ/5 bộ và địa phương chấp thuận chuyến bay và chủ trương cách ly y tế theo dự kiến thì doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại lớn về tài chính.
Tại thời điểm đó, cũng vì dịch bệnh Covid-19 nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, không có nguồn thu, không có việc làm khác, trong khi họ vẫn phải chi phí tiền thuê mặt bằng, trả lương cho nhân viên.
Vì vậy, khi bị yêu cầu hoặc bị gây khó dễ để được phê duyệt, tổ chức chuyến bay, các bị can là đại diện doanh nghiệp đã bằng nhiều hình thức khác nhau, hoặc trực tiếp, hoặc qua trung gian đã đưa số tiền lớn cho những người có nhiệm vụ, quyền hạn.
Ngoài ra, nhiều đối tượng lợi dụng việc doanh nghiệp xin tổ chức các chuyến bay combo từ các cơ quan có thẩm quyền để trung gian thực hiện hành vi môi giới hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm thu lợi bất chính.
Trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, quá trình điều tra, Cơ quan công an đã tạm giữ 146 lượng vàng (5.475,00 gam, hàm lượng 99,99%), 670.000 USD, 1 tỷ đồng...
Quá trình điều tra, gia đình ông Nguyễn Quang Linh, nguyên Trợ lý Phó thủ tướng Thường trực đã nộp lại hơn 4,4 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra;
Ông Tô Anh Dũng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã nộp 2 tỷ đồng tiền hưởng lợi bất chính; ông Vũ Hồng Nam cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã nộp lại 60 ngàn USD và 450 triệu đồng tiền đã nhận hối lộ;
Bị can Phạm Trung Kiên, nguyên thư ký, giúp việc cho ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế đã liên hệ, trả lại hơn 12 tỷ đồng cho đại diện các doanh nghiệp, cá nhân liên quan.
Gia đình bị can Chử Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã nộp lại 50.000 USD và 600 triệu đồng tiền hưởng lợi bất chính.
Tác giả: T.Nhung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy