Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank - HoSE: EIB) vừa thông báo về việc sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường vào chiều ngày 30/6, sau khi tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020.
Phiên họp bất thường được triệu tập theo yêu cầu của cổ đông nước ngoài SMBC (Sumitomo Mitsui Banking Corporation) nắm 15% vốn tại Eximbank.
Cổ đông ngoại kiến nghị Eximbank họp cổ đông bất thường để cắt giảm thành viên HĐQT
Trước đó, SMBC kiến nghị Eximbank thực hiện việc miễn nhiệm ông Yasuhiro Saitoh khỏi vị trí thành viên HĐQT và yêu cầu cắt giảm quy mô nhân sự hội đồng quản trị (HĐQT) hiện tại.
Cổ đông này cho rằng hiện tại Eximbank đang có 10 người (bao gồm cả ông Yasuhiro Saitoh). Cơ cấu này cho thấy liên tục có mâu thuẫn nội bộ giữa các thành viên HĐQT và các thành viên HĐQT không thể hợp tác tốt với nhau vì hoạt động của Eximbank.
Từ đó, SMBC kiến nghị giảm quy mô của HĐQT từ 10 thành viên xuống còn 7 thành viên để mang lại lợi ích tốt hơn ở phương diện tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động.
Nếu như các cổ đông đồng ý cắt giảm quy mô HĐQT sẽ thực hiện sự tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu "Tín nhiệm" hoặc "Không tín nhiệm" đối với từng thành viên trong HĐQT.
Nếu như thành viên HĐQT không đạt trên 51% số phiếu tín nhiệm của các cổ đông dự đại hội cổ đông bất thường sẽ bị bãi nhiệm. Tuy nhiên số lượng tối thiểu của HĐQT vẫn phải đảm bảo 5 thành viên.
Nếu việc bãi nhiệm các thành biên HĐQT có thể làm số lượng thành viên HĐQT ít hơn 5 thành viên thì các thành viên này sẽ được xác định bãi nhiệm được tính theo số phiếu bầu tín nhiệm từ thấp nhất cho đến khi số thành viên HĐQT còn lại là 5 thành viên.
Nếu có từ 2 thành viên HĐQT được xác định trở lên đạt cùng số phiếu bầu tín nhiệm thì những người bị bãi nhiệm sẽ do các cổ đông dự đại hội cổ đông bất thường quyết định.
Một nhóm cổ đông khác nắm giữ 10,36% vốn cũng có văn bản kiến nghị tổ chức đại hội bất thường để có những định hướng, quyết định phù hợp và đúng đắn. Trong trường hợp đó, nhóm cổ đông kiến nghị xem xét bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT.
Nhóm cổ đông cho rằng thời gian qua, các cổ đông của Eximbank không có chung quan điểm, không đồng lòng, thống nhất và chính những mâu thuẫn, xung đột đang tồn tại giữa các cổ đông khiến các cuộc họp không được tổ chức thành công.
Vừa qua, Eximbank đã thông báo tổ chức họp ĐHCĐ thường niên 2020 tại sáng ngày 30/6 và họp bất thường vào chiều 30/6, đồng thời ngân hàng có báo cáo Ngân hàng Nhà nước về các vấn đề trên.
Cuối tháng 4, Eximbank thông qua việc bổ nhiệm, phân công Phó Tổng giám đốc Trần Tấn Lộc kiêm nhiệm chức danh Người phụ trách quản trị công ty tại Eximbank. Ông Lộc sinh năm 1969, gia nhập Eximbank từ năm 1994 là nhân viên phòng kế toán, sau đó giữ nhiều vị trí như Trưởng phòng thẻ tín dụng, Trợ lý tổng giám đốc kiêm Phó Ban dự án và từng có giai đoạn đảm nhiệm Quyền Tổng giám đốc giai đoạn 12/2015-3/2016, trước khi làm Phó Tổng giám đốc thường trực ngân hàng.
Hiện nay, Quyền Tổng giám đốc Eximbank là ông Nguyễn Cảnh Vinh được bổ nhiệm vào cuối tháng 5, sau khi ông Lê Văn Quyết thôi giữ chức vụ cuối tháng 4.
Đồng thời, ngân hàng cũng thông báo bổ nhiệm ông Lã Quang Trung làm kế toán trưởng từ 4/5 trong thời hạn 1 năm, đánh giá lại kết quả thực hiện công việc sau 6 tháng. Trước đó, HĐQT Eximbank đã chấp thuận điều động ông Trung vào vị trí trên.
Cuối tháng 2, HĐQT cũng bổ nhiệm ông Nguyễn Quang Thông giữ chức danh Phó Chủ tịch. Ông Nguyễn Quang Thông sinh năm 1963, cử nhân Kinh tế, gia nhập Eximbank từ năm 2006 và giữ các vị trí thành viên Ban Kiểm soát, Thành viên Hội đồng Quản trị và từng được bầu làm Phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020.
Năm 2020, ngân hàng đặt mục tiêu lãi trước thuế 1.318 tỷ đồng, tăng 20% so với thực hiện năm 2019 nhưng thấp hơn 40% so với kế hoạch tạm giao hồi đầu năm.
Ngân hàng đặt mục tiêu đến hết năm 2020, tổng tài sản đạt 176.000 tỷ đồng, thấp hơn 7% so với kế hoạch ban đầu, tăng 5% so với cuối 2019. Dư nợ tín dụng giảm gần 4% so với chỉ tiêu ban đầu còn 122.275 tỷ đồng. Mục tiêu huy động vốn được điều chỉnh giảm 8%, đạt 147.800 tỷ đồng. Nợ xấu cũng được kiểm soát dưới mức 2%, thay vì 1,8% như kế hoạch ban đầu.
Kết thúc quý I, Eximbank lãi trước thuế gần 458 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ, tương đương 35% kế hoạch năm.
Tổng tài sản đến cuối tháng 3 là gần 157.171 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm. Cho vay khách hàng giảm 4% còn 107.790 tỷ đồng. Huy động tiền gửi 129.108 tỷ đồng, giảm hơn 7%. Nợ xấu ở 2.017 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,7% lên 1,85%. Eximbank vẫn còn 2.103 tỷ đồng trái phiếu VAMC.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy