Hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ tại Kuwait. Ảnh: Reuters
Theo Thời báo Phố Wall, Mỹ sẽ rút hai hệ thống tên lửa PAC-3 Patriot khỏi lãnh thổ Jordan và Bahrain vào tháng tới. Trong khi đó, Kuwait cũng bị rút 2 hệ thống tên lửa phòng không tầm xa của Mỹ. Sau khi bị Mỹ rút đi, các hệ thống này sẽ không được thay thế. Điều đó đồng nghĩa với việc năng lực phòng không của Jordan, Bahrain và Kuwait sẽ sụt giảm về lâu dài.
Một nguồn tin quân sự cho biết cả 4 hệ thống Patriot đã dừng hoạt động và sẵn sàng được chuyển đi trong thời gian tới. Thông báo của Bộ Tổng tham mưu Kuwait ngày 26/9 cho biết Mỹ đã đàm phán với Kuwait về việc rút một số hệ thống tên lửa Patriot khỏi nước này.
Theo Thời báo Phố Wall, động thái trên đã cho thấy sự thay đổi trong mối quan tâm của Mỹ hiện nay. Theo đó, Washington đã chuyển sự tập trung từ các cuộc xung đột quân sự kéo dài ở Trung Đông và Afghanistan sang các cuộc đối đầu căng thẳng với Nga và Trung Quốc.
RT nhận định Washington dường như muốn sử dụng các hệ thống tên lửa Patriot để đối phó với các mối đe dọa trước mắt từ Moscow và Bắc Kinh. Trước đó, tài liệu Chiến lược Quốc phòng của chính quyền Trump năm 2017 đã nêu đích danh Nga và Trung Quốc là hai mối đe dọa chủ yếu với lợi ích toàn cầu của Mỹ.
Báo Mỹ không tiết lộ về vị trí các tên lửa Patriot sẽ được triển khai sau khi rút khỏi Trung Đông. Theo Sputnik, các hệ thống này có thể sẽ được đưa trở lại Mỹ để nâng cấp hoặc sửa chữa.
Việc Mỹ rút Patriot được cho là sẽ làm giảm năng lực phòng vệ tại Trung Đông vì các hệ thống tên lửa này không chỉ được sử dụng để bảo vệ các căn cứ của Mỹ ở Trung Đông mà còn giúp tăng cường năng lực phòng vệ cho các đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên quân đội Kuwait tỏ ra “xem nhẹ” quyết định rút hệ thống Patriot của Mỹ. Kuwait cho rằng các hệ thống phòng không tầm xa hiện thời của nước này vẫn đủ khả năng phòng vệ.
Thông tin trên được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), trong đó Kuwait là thành viên, nên bắt đầu tự đóng góp tài chính cho hoạt động phòng vệ của mình.
Phiên bản MIM-104 Patriot là đối trọng của Mỹ đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 và S-400 hiện đại của Nga. Hệ thống PAC-3 Patriot hiện thời được sử dụng để bảo vệ các khu vực trọng yếu trước các cuộc tấn công của máy bay và tên lửa đối phương.
Thông tin Mỹ rút các hệ thống Patriot khỏi Trung Đông được đưa ra ngay sau khi Nga tuyên bố sẽ chuyển S-300 tới Syria sau vụ máy bay trinh sát Il-20 của Nga bị bắn rơi bởi lực lượng phòng không Syria trong cuộc không kích của Israel.
Theo số liệu của Lầu Năm Góc, Mỹ hiện triển khai khoảng 54.000 binh sĩ tại hơn 12 nước Trung Đông và đang duy trì các căn cứ quân sự tại 7 nước. Washington thường triển khai các hệ thống vũ khí hiện đại tới các nước đồng minh khi các nước này muốn nâng cao năng lực phòng vệ.
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy