Ngày 9/1, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28.01S thuộc Sở GTVT Hòa Bình bắt đầu tạm dừng hoạt động. Ngày 17/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 10 bị can về tội “Nhận hối lộ” xảy ra tại đơn vị này.
Dù Cục Đăng kiểm Việt Nam đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ nhưng đến nay trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình vẫn chưa mở cửa hoạt động trở lại.
Chủ phương tiện ở Hòa Bình phải đưa xe sang tỉnh khác để đăng kiểm. (Ảnh: N. Huyền)
Trả lời VietNamNet về lý do Trung tâm 28.01S vẫn đóng cửa, ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, thông qua trao đổi với Sở GTVT tỉnh Hòa Bình được biết, đến nay, cơ quan công an vẫn chưa bàn giao trung tâm đăng kiểm lại cho sở này.
Do đó, Cục Đăng kiểm chưa thể thực hiện việc hỗ trợ đánh giá dây chuyền kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị đăng kiểm xe để xem xét có cần bổ sung thêm máy móc, thiết bị nào khác nhằm khôi phục hoạt động của Trung tâm 28.01S.
Về nhân sự vận hành dây chuyền đăng kiểm, Cục Đăng kiểm đã tiến hành rà soát, động viên và nhận được sự đồng ý của 4 đăng kiểm viên ở các trung tâm đăng kiểm khác đến Hòa Bình làm việc.
Đồng thời, đã giới thiệu các nhân sự này với Sở GTVT Hòa Bình để trao đổi, bàn bạc về cơ chế và ký hợp đồng với họ.
Theo ông An, Cục Đăng kiểm chỉ có thể giới thiệu nhân sự, còn việc quyết định lựa chọn, ký kết hợp đồng hay không do Sở GTVT tỉnh Hòa Bình quyết định. Tuy nhiên, đến nay, mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ.
Để mở lại Trung tâm 28.01S, Sở GTVT tỉnh Hòa Bình cho biết, khó nhất hiện nay vẫn là nhân lực vì không có đăng kiểm viên thuộc Cục Đăng kiểm, còn người được giới thiệu hoặc vận động từ các trung tâm đăng kiểm tư nhân thì họ không muốn về.
Sở này lý giải thêm, chế độ trả lương theo ngạch bậc viên chức chỉ ở mức 4 - 5 triệu đồng/tháng, trong khi ở ngoài trả lương 10 - 15 triệu/tháng, nên rất khó tuyển.
Theo thống kê, tỉnh Hòa Bình có 30.663 ô tô các loại, trong đó có khoảng 4.000 xe tới hạn đăng kiểm vào tháng 3.
Ông An đánh giá, việc chưa kịp thời khôi phục hoạt động của trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình đã khiến cho quá trình kiểm định xe cơ giới của người dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.
Nhiều chủ phương tiện tại địa phương này đã phải di chuyển hàng trăm kilômét tới Hà Nội, Hà Nam hoặc Sơn La để đăng kiểm.
Ba tháng qua, công an cả nước liên tiếp điều tra sai phạm trong lĩnh vực đăng kiểm. Hơn 50 trung tâm đăng kiểm bị khám xét, 300 bị can bị khởi tố với các tội danh: Nhận hối lộ, Đưa hối lộ, Môi giới hối lộ, Giả mạo trong công tác và Sản xuất, mua bán công cụ, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật. Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến ngày 26/2, toàn hệ thống có khoảng 1.500 đăng kiểm viên đang làm việc. Để duy trì hoạt động cho toàn bộ hệ thống kiểm định xe cơ giới cần ít nhất 1.986 đăng kiểm viên. Như vậy, đang thiếu khoảng 486 đăng kiểm viên. Riêng các đơn vị đăng kiểm và phòng tham mưu thuộc Cục Đăng kiểm, để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ sẽ cần khoảng 240-250 đăng kiểm viên, nhưng hiện nay thiếu khoảng 120 người (50%). Cả nước hiện có 121/489 dây chuyền kiểm định phải tạm dừng hoạt động do đơn vị đang bị cơ quan công an điều tra, hoặc không đủ điều kiện hoạt động theo Nghị định 139/2028/NĐ-CP, hoặc tự đóng cửa. |
Tác giả: N. Huyền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy