Mặt bằng kinh doanh cho thuê ế ẩm
Ghi nhận của phóng viên Dân trí cho thấy, trên các tuyến phố cổ và trung tâm của Hà Nội, kể cả những tuyến phố sầm uất về kinh doanh, hàng loạt mặt bằng kinh doanh đang được treo biển cho thuê.
Nhiều mặt bằng kinh doanh được treo biển cho thuê trong thời gian dài nhưng vẫn không tìm được khách thuê (Ảnh minh họa: Hà Phong).
Đánh giá về thực trạng này, ông Nguyễn Anh Quang - một chủ sàn môi giới bất động sản cho thuê ở Hà Nội - cho biết, trong những vấn đề ảnh hưởng đến thị trường thuê mặt bằng nhà phố cho thuê chính là sức mua của người tiêu dùng. Điều này dẫn tới sự thay đổi về mô hình sản xuất kinh doanh của nhiều cửa hàng lớn.
Theo ông Quang, trước đây, các chủ kinh doanh thường tập trung vào các tuyến đường chính vừa buôn bán, quảng cáo và chấp nhận chịu lỗ, nhưng giờ các hộ kinh doanh sẽ có xu hướng rút lui về những mặt bằng vùng ven hoặc trong hẻm để tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, giá cho thuê tại thời điểm hiện tại vẫn thấp hơn nhiều so với thời điểm cuối năm 2019 - trước đại dịch Covid-19. Do đó nhiều chủ nhà vẫn đang kỳ vọng và muốn tăng giá thuê, dẫn tới sự lệch pha trong kỳ vọng chủ nhà và kế hoạch kinh doanh của những người đi thuê.
Giá nhà phố vẫn cao
Dù việc cho thuê đang ế ẩm, nhưng giá bán mặt bằng kinh doanh lại không hề giảm mà thậm chí còn cao. Nhiều căn nhà phố tại Hà Nội có giá cao ngất ngưởng lên tới hàng tỷ đồng/m2.
Khảo sát qua một số trang mua bán bất động sản cho thấy, giá nhà tại các tuyến phố như Hàng Bạc, Hàng Bông, Đinh Liệt, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến…, thuộc khu phố cổ đang được rao bán dao động 700-900 triệu đồng/m2. Cá biệt giá nhà một số tuyến phố như Lý Thái Tổ, Cầu Gỗ, Đinh Tiên Hoàng, xuất hiện những căn nhà phố đang có mức giá rao bán 2- 2,5 tỷ đồng/m2.
Xa trung tâm hơn, giá nhà mặt phố Thái Hà, Hoàng Cầu, Xã Đàn, Phạm Ngọc Thạch…, được rao bán dao động 430-825 triệu đồng/m2. Một căn nhà có diện tích 40m2 ở phố Thái Hà đang được bán với mức giá 33 tỷ đồng, tương đương 825 triệu đồng/m2.
Giá nhà mặt phố vẫn leo cao dù mặt bằng cho thuê ế ẩm và thị trường kém thanh khoản (Ảnh minh họa: Hà Phong).
Anh Trần Thế Nam - một môi giới chuyên đất thổ cư ở Hà Nội - cho biết, nhà phố luôn ở mức cao. Dù thị trường trầm lắng, một số chủ nhà vẫn tiếp tục tăng giá bán. Đặc biệt, một số mặt bằng được người thuê trả ra, chủ nhà tranh thủ cơ hội này vừa rao bán vừa rao cho thuê.
"Ngoài lợi thế về mặt tiền kinh doanh, giá nhà phố còn bao gồm cả tiền xây dựng nhà. Nhiều chủ nhà "định giá" quá cao, dù đã rao bán cả năm nhưng vẫn chưa tìm được chủ mới", anh Nam nói.
Còn giám đốc một phòng giao dịch bất động sản ở Hà Nội thừa nhận, hiện nay thanh khoản của phân khúc nhà phố tại Hà Nội rất thấp. Giá bán tăng trong thời gian qua do kỳ vọng của chủ nhà quá lớn.
"Hiện nay một số chủ nhà kỳ vọng quá lớn nên giá phải cao họ mới đồng ý bán. Nhưng thực tế thị trường không còn sôi động, do đó những chủ nhà cần bán thật có mức giá tốt nhất cho người mua và thấp hơn nhiều so với giá rao bán", vị giám đốc phòng giao dịch chia sẻ.
Theo một khảo sát môi giới bán nhà thấp tầng gần đây của kênh Batdongsan.com.vn, hơn một nửa người tham gia cho biết giao dịch giảm mạnh hơn 50%, liên tiếp 3 quý đầu năm. Mức độ quan tâm bất động sản thấp tầng lao dốc từ tháng 10/2022, như biệt thự giảm 48%, nhà mặt phố giảm 54%. Lý do người mua quan ngại giao dịch là giá quá cao, khó vay để mua.
Tác giả: Hà Phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy