Vietnam Airlines cảnh báo xuất hiện một số website không phải kênh bán vé chính thức nhưng được thiết kế với tên gọi, tên miền gần giống của hãng như vietnamairslines.com hay vietnamaairlines.com... Giao diện, màu sắc, logo của những website này đều được thiết kế tương tự website chính thức của Vietnam Airlines.
"Đồng thời, các trang này còn được tính toán để có thể hiển thị ngay ở trang nhất bộ máy tìm kiếm khi khách hàng tìm kiếm từ khóa về mua vé máy bay Vietnam Airlines", đại diện Vietnam Airlines thông tin.
Một website giả mạo thừa chữ "s" vẫn đang hoạt động. Ảnh: Vietnam Airlines.
Một số khách hàng đã bị ảnh hưởng. Cuối tháng 11, một nữ hành khách lên mạng tìm kiếm website đặt vé của Vietnam Airlines bay Hà Nội – Đà Lạt. Sau khi hiện kết quả tìm kiếm, do không kiểm tra kỹ, nữ khách hàng này đã nhấp chuột truy cập website vietnamairslines.com. So với website chính thức của Vietnam Airlines, tên miền của website này có thêm chữ "s", được chèn vào giữa từ "Airlines" khiến khách hàng khó phân biệt. Đồng thời, website này còn có giao diện, màu sắc và các thao tác đặt vé tương tự với website chính thức Vietnam Airlines.
Sau đó, nữ khách hàng đã chuyển khoản 4 triệu tiền vé và vẫn nhận được thông tin kèm mã vé máy bay qua email. Đến khi nhận ra điểm bất thường trên website đặt vé, khách hàng kiểm tra lại mã đặt chỗ trên website chính thức của Vietnam Airlines nhưng không tìm ra kết quả. Chị cũng không thể liên lạc được với các số điện thoại trên trang đặt vé. Lúc này, chị mới phát hiện mình đã mua vé nhầm trên website lừa đảo.
Tương tự, trước đó, một nam khách hàng được bạn nhờ đặt vé nên đã tìm kiếm trang của Vietnam Airlines nhưng lại vào nhầm trang vietnamairilines.com. Tên miền này được chèn chữ "i" vào giữa "airlines" khiến khách hàng khó phân biệt với trang chính thức của Vietnam Airlines.
Trang này vẫn cho anh đặt vé và thanh toán bình thường. Sau khi có thư điện tử xác nhận và tài khoản báo trừ tiền, anh chờ mãi không thấy thư báo thông tin chuyến bay, mới biết mình đã vào nhầm trang web giả mạo.
Vietnam Airlines khẳng định, những website này không phải kênh bán hay đối tác chính thức của Vietnam Airlines. Vì vậy, hành khách mua vé từ đây sẽ không được đảm bảo quyền lợi, có thể mua phải vé giả, vé bị nâng giá...
Trong thời gian qua, hãng bay này cùng các cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý nhiều trường hợp website như trên. Trang vietnamairlinesvn.com hiện không còn hoạt động, trang vnairlines.com đã được chủ sở hữu loại bỏ các dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu Vietnam Airlines.
Còn với 2 trang vietnamairslines.com và vietnamaairlines.com, cơ quan chức năng và hãng đang tiếp tục phối hợp để xác minh tên, địa chỉ, chủ sở hữu hai tên miền này để giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật.
Để tránh bị lừa đảo, Vietnam Airlines lưu ý hành khách cần truy cập đúng địa chỉ chính thức của Vietnam Airlines là vietnamairlines.com. Ngoài ra, hành khách cũng có thể mua vé qua ứng dụng di động của hãng.
Tác giả: Anh Tú
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy