Công ty Chứng khoán MB (MBS) vừa có báo cáo phân tích ngành ngân hàng 2019, đưa ra một số nhận định về tín dụng, với mục tiêu của NHNN tăng 14%, thấp hơn 2018.
Theo MBS, tăng trưởng tín dụng với các ngân hàng được CTCK này theo dõi được dự phóng khoảng 12,5%, (năm trước 2018 là 13%) vì 2 lý do là lãi suất có xu hướng neo ở mức cao và các chính sách quản lý tín dụng thận trọng hơn của Chính phủ và NHNN.
Điều này thể hiện qua nhiều văn bản, thông tư sửa đổi áp dụng trong năm trước và năm nay. Đơn cử gần nhất dự thảo sửa đổi thông tư 36/2014 về quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Dự thảo đang đưa ra 2 kịch bản lấy ý kiến nhưng với mục tiêu muộn nhất đến 1/7/2022 sẽ giảm tỷ lệ này về 30%.
2 kịch bản của Thông tư 36 sửa đổi
Cuối năm 2018, chỉ thị 04 của Thống đốc NHNN đưa ra yêu cầu kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT và tín dụng tiêu dùng.
Theo nhận định của MBS, việc giảm tốc tín dụng là cần thiết nhằm cân đối tăng trưởng dài hạn do tỷ lệ tín dụng trên GDP đạt xấp xỉ 130% trong 2018, tương đương năm 2011 và kiểm soát chất lượng tài sản.
Theo Người đồng hành
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy