Dòng sự kiện:
Mở cửa kinh tế sẽ giúp Trung Quốc đối phó cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ
20/11/2018 19:00:06
Mở cửa nền kinh tế sẽ giúp Trung Quốc đối phó với những mâu thuẫn thương mại với Hoa Kỳ, cũng phải nói thêm rằng Trung Quốc không thể quay trở lại với các cải cách thị trường của mình, cố vấn ngân hàng TW cho biết.

Việc mở cửa nền kinh tế sẽ giúp Trung Quốc đối phó với những mâu thuẫn thương mại với Hoa Kỳ, bù đắp những tổn thất nghiêm trọng mà cuộc chiến tranh này gây ra. Và cũng phải nói thêm rằng, Trung Quốc không thể quay trở lại với những cải cách thị trường của mình, một cố vấn ngân hàng TW cho biết vào ngày hôm nay 20/11.

Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tiến lên phía trước với những cải cách theo tốc độ riêng của nó, theo lời Liu Shijin, một cố vấn cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tại một diễn đàn tài chính ở Bắc Kinh.

Container và xe tải tại nhà ga của cảng Qingdao ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc vào ngày 8/11.  (Ảnh: Reuters)

Một cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có nguy cơ làm lu mờ kế hoạch của Trung Quốc để kỉ niệm thành tựu kinh tế sau 40 năm kể từ khi cải cách được khởi xướng bởi cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình vào tháng 12/1978.

Trung Quốc và Hoa Kỳ đã áp đặt thuế quan đối với hàng tỷ đô la hàng hóa của nhau, khuấy đục thị trường tài chính và làm gia tăng thêm nỗi lo về sự suy thoái trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Washington yêu cầu Bắc Kinh cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty Hoa Kỳ, cắt giảm trợ cấp và thu hẹp khoảng cách thương mại.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina vào cuối tháng 11 này.

Cố vấn Liu cho biết: “Các mâu thuẫn thương mại hai chiều Trung-Mỹ vẫn đang tiếp diễn, kỳ vọng về các công ty tư nhân không ổn định và một số người nói rằng họ không nhận thấy có điều gì thật rõ ràng và thậm chí có chút lo lắng".

Ông nói thêm rằng để đối phó với những mâu thuẫn thương mại gia tăng, Trung Quốc nên thực hiện mở cửa thị trường và nền kinh tế ở mức cao, nhưng đồng thời Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc thực hiện những cải cách của mình và "không bị ép buộc bởi những người khác".

Trong khi đó, Liên minh châu Âu cũng kêu gọi Trung Quốc thực hiện các bước "cụ thể" để mở rộng thị trường của mình cho các công ty nước ngoài và tạo ra một sân chơi bình đẳng. Các hành lang kinh tế của EU nhận xét rằng các cam kết cải cách của Trung Quốc đã không đủ xa.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc cũng đã bị cáo buộc bởi một số chính phủ phương Tây trong việc kéo các quốc gia khác vào một cái bẫy nợ với cái gọi là sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc, tuy nhiên phía Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc này.

Ở nội bộ trong nước, các doanh nghiệp nhỏ đang lo lắng rằng Bắc Kinh đang tập trung hơn vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước lớn và làm sâu sắc hơn sự hiện diện của đảng cộng sản cầm quyền trong các công ty tư nhân hơn là giúp các doanh nhân khác vượt qua giai đoạn tăng trưởng chậm của nền kinh tế.

"Chúng tôi đã đạt được thành công lớn trong việc xây dựng một nền kinh tế thị trường sau 40 năm, nhưng nó vẫn chưa hoàn hảo. Nền kinh tế thị trường Trung Quốc vẫn còn ở mức thấp và không hoàn hảo nhưng Trung Quốc sẽ tiếp tục cải cách, cho phép thị trường đóng một vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực", vị cố vấn ngân hàng này nhận định.

  Hải Yến/Theo Reuters

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến