Tin liên quan
Sau 8 năm đi vào hoạt động với mục đích thành lập để đầu tư khai thác mỏ quặng sắt lớn nhất Đông Nam Á tại Thạch Khê (Hà Tĩnh), ban đầu TIC có với 9 cổ đông với số vốn điều lệ là 2.400 tỷ đồng, song sau đó TIC chỉ còn lại 5 cổ đông lớn trong đó có TKV, Tổng công ty thép Việt Nam, Bitexco…nhưng các cổ đông đến nay mới đóng góp 57,7% vốn điều lệ khiến việc thực hiện dự án gặp khó khăn.
Tháng 6/2015, Chính phủ đã ra văn bản đốc thúc các cổ đông của TIC phải góp đủ vốn điều lệ trước 15/7 nếu không sẽ điều chỉnh tỷ lệ vốn góp qua cho Tập đoàn công nghiệp than- khoáng sản (TKV) để thực hiện dự án nhưng những cổ đông này vẫn không thực hiện.
Lý giải việc này, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thép VN ( đơn vị nắm 20% vốn điều lệ), ông Đặng Thúc Kháng cho biết trong một văn bản gửi tới Bộ Công Thương, việc Tổng công ty Thép chưa góp vốn vì xét thực trạng của TIC và khó khăn nội tại của Tổng công ty Thép, những rủi do tiềm ẩn, tiến độ và hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư khai thác mỏ quảng sắt, tạm thời Tổng công ty Thép chưa tiếp tục góp vốn.
Ban đầu mới thành lập TIC có nhiều thuận lợi khi giá quặng thế giới tăng cao và Thạch Khê là một trong số mỏ quặng sắt có triển vọng kinh doanh tốt với trữ lượng mỏ sắt tại đây là 544 triệu tấn, nhưng thực tế không diễn ra theo kỳ vọng.
Cuối năm 2014, Chủ tịch HĐQT TIC ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư khai thác mỏ Thạch Khê nhưng đến nay dự án vẫn chưa được phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và chưa có kết quả thẩm định nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo phân tích của Tổng công ty Thép việc thu xếp vốn cho dự án vẫn chưa thực hiện nên ảnh hưởng lớn đến dự án kể cả cổ đông góp đủ vốn điều lệ.
Bên cạnh đó, thị trường quặng rớt giá thảm trong hai năm trở lại đây, với giá quặng trong dài hạn dự báo thấp thì tiềm năng sinh lời và hiệu quả kinh tế của dự án Thạch Khê cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Không những vậy, TIC còn có tổ chức bộ máy nhân sự cồng kềnh, 8 năm vẫn chưa hoàn thành thủ tục đầu tư dự án, cổ đông dù có góp vốn thì cũng không đủ để công ty duy trì bộ máy và cấp quyền khai thác đó là chưa kể đến nguồn vốn để tiếp tục thực hiện dự án.
Theo Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thép, trong năm 2015 các cổ đông góp đủ 30% vốn điều lệ giai đoạn 1 với khoảng 2.033 tỷ đồng tức là vốn góp mới sẽ tăng 483 tỷ nữa cũng không thể giúp TIC giải quyết ổn thỏa việc thiếu vốn vì tổng nợ phải trả và chi phí phát sinh năm 2015 của TIC đã tới con số là 877 tỷ đồng, vì thế có góp đủ vốn thì vẫn thiếu 393 tỷ đồng chưa có nguồn bù đắp trong năm.
Mặc dù rất cần nguồn quặng nhưng việc tiêu thụ quặng sắt phải theo cơ chế thị trường nên việc Tổng công ty Thép nắm 20% vốn điều lệ cũng không giúp đơn vị này có ưu đãi gì đặc biệt, bản thân doanh nghiệp này cũng mất cấn đối tài chính do bị lỗi lũy kế kéo dài, vì chưa cân đối được tài chính nên không thể bỏ 600 tỷ để góp vốn.
PV (th)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy