Bộ Giao thông-Vận tải sẽ cho mở thí điểm một tuyến vận tải thủy ven biển từ Quảng Ninh qua Hải Phòng tới Vũng Áng (Hà Tĩnh) từ ngày 25-6 nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cảng Hải Phòng do việc kiểm soát tải trọng xe ngay tại cảng. Tuyến này cũng được kỳ vọng sẽ giúp giảm tải cho đường bộ.
Việc kiểm soát tải trọng xe đã khiến hàng hóa tại cảng bị ùn tắc, để giải phóng hàng tại cảng, ngành giao thông sẽ mở tuyến đường thủy mới để giảm tải cho đường bộ - Ảnh: Anh Quân
Theo kế hoạch của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến Hà Tĩnh sẽ hoạt động thí điểm từ ngày 25-6, và kéo dài một tháng; sau đó vào tháng 7 tuyến này sẽ chính thức được công bố để các doanh nghiệp đăng ký vận chuyển.
Dự kiến, sẽ có 20 chiếc tàu vận tải chạy thí điểm có tải trọng từ 1.000 đến 5.000 tấn. Ước tính một tàu 3.000 tấn có thể chở 80 container hàng và có thể ghé vào đón, trả hàng ở tất cả các cảng dọc theo các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh.
Về thời gian vận chuyển, tàu đạt vận tốc từ 7 đến 8 hải lý/giờ nên sau khoảng 3 ngày sẽ đi hết hành trình từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. Theo tính toán của Bộ GTVT, giá cước vận tải bằng đường thủy từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh chỉ bằng một phần tư so với giá cước của đường bộ.
* Để giải tỏa nhanh việc ùn tắc hàng hóa tại Hải Phòng, một đề án kết hợp các phương thức vận tải từ Hải Phòng đến Lào Cai cũng đang được gấp rút thực hiện để hoàn thành ngay trong tháng 6.
Dự kiến tuyến vận tải từ Hải Phòng đến Lào Cai sẽ được kết hợp bằng 3 phương thức vận tải gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Trong những năm qua vận tải trên hành lang Hải Phòng - Lào Cai có tốc độ tăng trưởng nhanh, tuy nhiên cơ cấu vận tải chưa hợp lý, việc vận tải vẫn tập trung vào đường bộ gây nên sự quá tải.
Sau hơn hai tháng thực hiện siết chặt việc kiểm soát tải trọng xe, đặc biệt là việc kiểm soát tải trọng ngay tại cảng, tình trạng ùn ứ hàng hóa đã xảy ra tại một số cảng. Đặc biệt là tại khu vực cảng Hải Phòng mấy ngày gần đây hàng hóa bị ùn tắc nghiêm trọng do thiếu xe vận chuyển vì siết chặt việc kiểm tra tải trọng xe.
Ông Trịnh Châu Khánh, Giám đốc Công ty Vận tải Kim Lợi Minh (TPHCM), cho biết trước đây xe tải thường chở lượng hàng gấp đôi, gấp ba tải trọng, bây giờ buộc phải chở đúng tải thì cần có thêm xe. Các doanh nghiệp chưa có đủ thời gian để mua thêm xe nên việc ùn tắc hàng tại cảng là khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có tâm lý ngại chở các mặt hàng nặng như sắt, thép vì rất dễ bị quá tải.
Việc hàng hóa ùn tắc tại cảng không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất, nhà khai thác cảng mà còn ảnh hưởng đến cả chủ tàu. Theo phản ánh của nhiều chủ tàu, việc chậm giải phóng hàng tại cảng đã khiến thời gian tàu neo đậu tại cảng tăng gấp đôi so với trước đây, có tàu tăng gấp ba lần. Do đó, chủ tàu phải chịu thêm chi phí neo đậu cầu, bến; đồng thời cũng làm giảm số lần quay vòng khai thác của tàu.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy