Con số này tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, bình quân một tháng có 19,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Trong khi đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 110,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có gần 18,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Tính riêng tháng 6, cả nước có 15,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới; hơn 7,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; 5.418 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 5.404 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 2.228 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Trong 6 tháng đầu năm, cả nước có gần 119,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. (Ảnh minh họa: Báo Chính phủ)
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II cho thấy có 37,4% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý I. Dự kiến quý III sẽ có 40,7% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý II.
Tại báo cáo về tình hình giá tháng 6, quý II và 6 tháng đầu năm 2024, Tổng cục Thống kê cũng cho biết, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 6 đạt hơn 1,2 triệu lượt người, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 8,8 triệu lượt người, tăng 58,4% mạnh so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm chưa xảy ra dịch COVID-19.
Về việc huy động vốn của các tổ chức tín dụng, tính đến ngày 24/6 đã tăng 1,50% so với cuối năm 2023; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,45%.
Trên thị trường cổ phiếu, tính từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt 24.309 tỷ đồng/phiên, tăng 38,3% so với bình quân năm 2023; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 10.187 tỷ đồng/phiên, tăng 56,3%.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 218.500 hợp đồng/phiên, giảm 7,1%; sản phẩm chứng quyền có bảo đảm đạt 56,9 triệu chứng quyền/phiên và giá trị giao dịch đạt 50,8 tỷ đồng/phiên.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/6 đạt gần 15,19 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm ước đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong sáu tháng đầu năm 2024 có 57 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 118,6 triệu USD; 11 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 18,4 triệu USD, giảm 89,4%.
Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 137 triệu USD, giảm 57,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tác giả: Công Hiếu
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói Kiến Vàng
- đồng phục công sở
- cho thuê máy photocopy Bắc Ninh
- Cung cấp cho Thuê bốc vác theo giờ giá tốt
- công ty may áo thun đồng phục chất lượng
- thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy