Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga là tín hiệu nguy hiểm, đồng thời nhấn mạnh rằng động thái này có thể khiến xung đột leo thang.
Ngày 17/11, truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin chính quyền của ông Biden đã gỡ bỏ các hạn chế đối với vũ khí viện trợ cho Ukraine. Trong đó có việc cho phép Kiev sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS tấn công vào lãnh thổ Nga.
Điện Kremlin cho rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tấn công tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga là tín hiệu nguy hiểm. (Ảnh: Reuters)
Đây cũng là một phần kế hoạch "Chiến thắng" được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra vào tháng 9 sau khi tấn công vào vùng Kursk của Nga.
Cũng theo ông Peskov, lập trường của Moskva về vấn đề này đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu rõ vào đầu năm nay. Ông cũng nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga từ Ukraine không thể thiếu sự hỗ trợ từ tình báo phương Tây và các cố vấn NATO.
Moskva khẳng định một cuộc tấn công như vậy đồng nghĩa là "các quốc gia NATO đang trong tình trạng chiến tranh với Nga".
Khi được hỏi liệu Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có đảo ngược quyết định khi ông nhậm chức vào tháng 1 hay không, ông Peskov đã từ chối bình luận trực tiếp. Thay vào đó, ông cảnh báo rằng nếu thông tin trên được xác nhận, chắc chắn xung đột sẽ bước vào một vòng xoáy mới.
Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump luôn tuyên bố có thể chấm dứt cuộc khủng hoảng Ukraine trong vòng 24 giờ nếu đắc cử. Những người ủng hộ ứng viên đảng Cộng hòa đã cáo buộc Tổng thống Biden đang làm suy yếu các cam kết của ông Trump bằng cách thúc đẩy xung đột leo thang.
Hiện tại cả Mỹ và Ukraine đều không xác nhận thông tin trên. Tổng thống Ukraine trong một thông điệp vào tối 17/11 cho biết "các cuộc tấn công không được thực hiện bằng lời nói" và nhấn mạnh rằng khi nào tên lửa được bắn đi tất cả chúng ta đều sẽ biết.
Trong khi đó, quân đội Ukraine vẫn tiến hành một số cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tầm xa nhằm vào Moskva trong hai tuần qua.
Chính quyền của ông Zelensky cũng phản đối các hoạt động ngoại giao của phương Tây với Nga diễn ra kể từ sau ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 5/11. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bất ngờ nối lại kênh đối thoại với Nga bằng một cuộc điện đàm trực tiếp với ông Putin.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy