Người dân tập trung tại Quảng trường Thời Đại ở New York, Mỹ, ngày 7/11/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Một chuyên gia kinh tế của ngân hàng Goldman Sachs ngày 12/11 nhận định rằng các cuộc bầu cử ở Mỹ - dù chưa có kết quả chính thức - có thể sẽ dẫn đến một chính phủ bị chia rẽ. Và điều đó có thể đẩy các đồng tiền châu Á tăng giá so với đồng USD.
Dù kết quả bầu cử cuối cùng chưa ngã ngũ, hãng tin NBC News đã dự đoán một chiến thắng cho ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Đảng Dân chủ cũng được dự báo sẽ chiếm đa số tại Hạ viện. Nhưng đảng Cộng hòa của đương kim Tổng thống Donald Trump nhiều khả năng vẫn giữ quyền kiểm soát Thượng viện.
Sự phân chia như vậy ở Washington có thể đồng nghĩa là bất cứ chính sách kích thích tài chính mới nào dành cho nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ không có quy mô quá lớn. Đây là nhận định của ông Andrew Tilton, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Goldman Sachs.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin CNBC, ông cho biết tương tự quy mô gói kích thích mới, các yếu tố khác cũng sẽ ít có sự đột phá. Điều đó có nghĩa là tăng trưởng của kinh tế Mỹ sẽ không quá cao, còn lãi suất sẽ không bị đẩy lên quá nhiều.
Ông Tilton cho biết tốc độ tăng trưởng và lãi suất của Mỹ vẫn có thể tăng trong năm tới nếu vắcxin COVID-19 được phát triển thành công. Nhưng chuyên gia này cho rằng dù kịch bản này xảy ra, lãi suất tại châu Á - đặc biệt là các nước như Trung Quốc và Ấn Độ - khi đó vẫn cao hơn lãi suất tại Mỹ. Do vậy, thị trường trái phiếu ở châu Á sẽ tiếp tục hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Chuyên gia của Goldman Sachs viện dẫn rằng các nhà đầu tư đang đổ tiền vào thị trường trái phiếu của Trung Quốc với dòng vốn lên tới 20 tỷ USD một tháng. Chính điều này sẽ hỗ trợ các đồng tiền trong khu vực tăng giá so với đồng USD. Do vậy, ông khá tin tưởng việc các đồng tiền châu Á tăng giá trong năm tới, và có khả năng đồng NDT của Trung Quốc sẽ dẫn dắt làn sóng này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: THX)
Trong bài phỏng vấn, ông Tilton cũng cho biết các nền kinh tế châu Á có thể hưởng lợi từ các chính sách ngoại thương và thương mại của ông Joe Biden. Nhiều nền kinh tế ở châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu và đã phải chịu nhiều sức ép từ cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald Trump khởi xướng chống lại Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại đã chứng kiến hai nền kinh tế hàng đầu thế giới áp các mức thuế cao lên các sản phẩm của nhau. Các động thái “ăn đũa trả đũa” đã tạm dừng sau khi cả hai nước ký Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một vào tháng 1/2020.
Ông Tilton dự báo chính quyền của ông Biden sẽ có ít bất ổn và ít bất ngờ hơn đối với châu Á, qua đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và các đồng tiền của khu vực./.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy