Ngày 22/8, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông báo, một doanh nghiệp Việt Nam cùng với hai công ty Hàn Quốc và Indonesia bị Trung Quốc đình chỉ xuất khẩu thủy sản vào nước này.
Theo VASEP, ngày 15/8, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) thông báo 3 doanh nghiệp trên không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về phòng chống và kiểm soát Covid-19 sau khi thực hiện kiểm tra online qua video. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 15/8 nhưng không thông báo thời hạn của lệnh cấm.
GACC cho biết, các công ty không đáp ứng được các hướng dẫn của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) được nêu trong "Covid-19: Hướng dẫn ngăn ngừa lây truyền Covid-19 trong các cơ sở kinh doanh thực phẩm" và "các yêu cầu liên quan đến an toàn thực phẩm" của Chính phủ Trung Quốc.
FAO từ tháng 8/2021 giải thích cách ngành công nghiệp thực phẩm và các cơ quan chức năng có thể bảo vệ người lao động khỏi bị lây virus hô hấp từ người sang người. Tuy nhiên, FAO nhấn mạnh rằng cả thực phẩm và bao bì thực phẩm đều không phải là con đường lây lan vi rút bệnh đường hô hấp.
Tháng 7/2022, Chính phủ Trung Quốc đã thông báo sẽ không thực hiện chính sách đình chỉ nhập khẩu với các công ty thực phẩm đông lạnh có sản phẩm xét nghiệm có Covid-19.
GACC trước đó đã áp dụng chính sách ngăn chặn khiến các công ty bị đình chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc trong một tuần sau hai lần xét nghiệm dương tính đầu tiên, nhưng bị đình chỉ 4 tuần sau lần xét nghiệm dương tính thứ ba.
Một doanh nghiệp Việt Nam cùng với hai công ty Hàn Quốc và Indonesia bị Trung Quốc đình chỉ xuất khẩu thủy sản vào nước này.
Trước đó, vào ngày 21/7, Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản (NAFIQAD) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi VASEP, các trung tâm chất lượng nông, lâm, thuỷ sản vùng và doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc thông tin về quy định mới của thị trường này trong việc kiểm soát Covid-19 đối với thực phẩm lạnh nhập khẩu.
Theo đó, cơ quan thẩm quyền của Trung Quốc sẽ kiểm tra trực tuyến trong vòng 1 đến 2 tuần, kể từ ngày có thông báo cảnh báo lô hàng của doanh nghiệp bị dương tính với SARS-CoV-2.
Trường hợp doanh nghiệp không bố trí kiểm tra trực tuyến theo thời hạn nói trên, cơ quan thẩm quyền của Trung Quốc sẽ xem xét dừng thông quan lô hàng của doanh nghiệp và hủy bỏ tư cách đăng ký xuất khẩu của doanh nghiệp.
Trường hợp khi kiểm tra phát hiện các vấn đề còn tồn tại, phía Trung Quốc sẽ căn cứ theo quy định liên quan để yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục có thời hạn, tạm ngừng xuất khẩu hoặc hủy bỏ tư cách đăng ký xuất khẩu của doanh nghiệp.
Trước vấn đề nêu trên, NAFIQAD đề nghị doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, hướng dẫn của FAO, WHO và hướng dẫn của Trung Quốc nhằm hạn chế tối đa khả năng lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện virus SARS-CoV-2.
Tác giả: Nguyễn Thu Huyền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy