Trụ sở Fed ở Washington, DC. (Nguồn: THX/TTXVN)
Trong cuộc họp mở diễn ra ngày 27/7, các thành viên trong ban điều hành Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed - ngân hàng trung ương) chưa tìm được tiếng nói chung đối với đề xuất sửa đổi các quy định ngân hàng.
Đề xuất do Phó Chủ tịch phụ trách giám sát của Fed Michael Barr đưa ra, thúc đẩy thực hiện một loạt biện pháp, trong đó có việc tăng yêu cầu về vốn đối với các ngân hàng lớn và vừa, đồng thời thay đổi cách thức các ngân hàng dự liệu rủi ro.
Trong một tuyên bố, Fed cho biết trong khi việc hoàn tất thỏa thuận Basel III - được đưa ra nhằm ứng phó với cuộc khủng hoàng tài chính năm 2007-2009 - đang được cân nhắc, các đề xuất mới có những nội dung đã được thực hiện sau cuộc khủng hoảng ngân hàng vào tháng Ba vừa qua.
Phát biểu tại cuộc họp của các quan chức Fed ở thủ đô Washington, ông Barr nhấn mạnh mục đích đề xuất đơn giản chỉ nhằm "tăng sức mạnh và khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng thông qua việc điều chỉnh tốt hơn các yêu cầu về vốn để đảm bảo ngăn ngừa rủi ro."
Tuy nhiên, lập trường của ông Barr không nhận được sự ủng hộ từ 2 thống đốc của Fed, đặc biệt là đề xuất tăng yêu cầu vốn đối với một số ngân hàng thêm trung bình 16%.
Thống đốc Michelle Bowman lo ngại đề xuất này "sẽ làm tăng những thách thức mà hệ thống ngân hàng Mỹ phải đối mặt và áp đặt chi phí thực tế đối với các ngân hàng, khách hàng của họ và nền kinh tế mà không mang lại lợi ích tương xứng về an toàn và lành mạnh hoặc ổn định tài chính."
Cùng chung quan điểm trên, Thống đốc Christopher Waller cho rằng "không đáng phải trả những chi phí đó nếu các đề xuất không mang lại lợi ích rõ ràng về khả năng chống chịu của hệ thống tài chính."
Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Mỹ Rob Nichols đánh giá các đề xuất này "không cần thiết và quá rộng."
Theo ông, thay vì đơn giản là đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, những thay đổi này sẽ buộc các ngân hàng Mỹ phải đáp ứng mức vốn cao hơn mà không vì lý do cụ thể nào.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết muốn nghe thêm ý kiến từ các bên liên quan trong quá trình cân nhắc kỹ lưỡng, cho đến ngày 30/11.
Tháng Ba vừa qua, ngành ngân hàng Mỹ rơi vào hỗn loạn sau sự sụp đổ bất ngờ của ngân hàng Silicon Valley liên quan rủi ro về lãi suất./.
Tác giả: Hoàng Châu
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy