Đồng tiền mệnh giá 100 USD. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Các cơ quan quản lý của Mỹ ngày 3/11 đã bỏ phiếu nhất trí giảm bớt các quy định gây cản trở đối với việc thắt chặt giám sát các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Quyết định nói trên được đưa ra tại cuộc họp của Hội đồng Giám sát sự Ổn định Tài chính (FSOC). Cơ quan được thành lập sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hiện do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đứng đầu.
Bà Yellen nhận định: "Những căng thẳng gần đây ở một số lĩnh vực tài chính xuất phát từ đợt bùng phát dịch COVID-19 và sự sụp đổ bất ngờ của nhiều ngân hàng khu vực đã nhấn mạnh sự cần thiết phải cảnh giác với những mối đe dọa."
FSOC cho biết động thái mới nhất này là nhằm “loại bỏ những trở ngại không hợp lý” đã được áp dụng từ năm 2019 đối với việc xác định các tổ chức tài chính phi ngân hàng có nguy cơ bất ổn. Điều này có nghĩa là các tổ chức này sẽ chịu sự giám sát gắt gao hơn của chính phủ.
Theo các quy định trước đó, FSOC phải thực hiện các bước như phân tích chi phí-lợi ích và đánh giá khả năng gặp vấn đề về tài chính của một công ty trước khi cân nhắc đưa công ty vào nhóm cần phải giám sát chặt chẽ. Nhưng FSOC cho biết quy trình nói trên đang “cản trở quá mức” cơ quan này và ảnh hưởng đến khả năng ứng phó kịp thời của FSOC với các nguy cơ tài chính.
Quy định mới nhất vừa được nhất trí còn thay đổi định nghĩa về những yếu tố cấu thành một nguy cơ đối với sự ổn định tài chính.
Theo các quy định năm 2019, một sự việc phải gây ra “thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung” thì mới được xem là có nguy cơ với sự ổn định tài chính. FSOC cho rằng định nghĩa này quá hạn chế và mâu thuẫn với mục đích ứng phó với các nguy cơ mới nổi.
Thượng nghị sỹ Dân chủ của tiểu bang Massachusetts, Elizabeth Warren đã hối thúc FSOC “thực thi đầy đủ thẩm quyền của mình” với các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Bà cho biết các tổ chức này đã phát triển nhanh chóng và đang cung cấp khoảng 60% tổng lượng tín dụng cho cá nhân và doanh nghiệp. Đặc biệt, bà lưu ý đến nguy cơ từ các công ty cho vay thế chấp phi ngân hàng.
Tuy nhiên, Hiệp hội các nhà Cho vay Thế chấp Mỹ (MBA) đã phản đối kế hoạch nói trên của FSOC. MBA cho rằng nếu các nhà quản lý đưa các công ty dịch vụ cho vay thế chấp độc lập vào nhóm các tổ chức có tầm quan trọng mang tính hệ thống và phải chịu sự giám sát gắt gao hơn, điều này sẽ tác động tiêu cực đến thị trường cho vay thế chấp và người tiêu dùng./.
Tác giả: Khánh Ly
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy