Mỹ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam.
Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vừa ban hành kết luận cuối cùng về thiệt hại trong vụ việc điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp nhôm đùn ép nhập khẩu từ Trung Quốc, Colombia, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Malaysia, Mexico, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Việt Nam.
Theo đó, ITC xác định ngành công nghiệp Mỹ không bị thiệt hại đáng kể do nhôm đùn ép nhập khẩu từ 14 nước/vùng lãnh thổ bị điều tra mặc dù Bộ Thương mại Mỹ trước đó đã kết luận nhôm đùn ép nhập khẩu từ các nước/vùng lãnh thổ này được bán phá giá/trợ cấp.
Căn cứ theo kết luận của USITC, DOC sẽ không ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ 14 nước/vùng lãnh thổ trên.
Vụ việc do DOC khởi xướng điều tra từ ngày 24/10/2023, trong đó Việt Nam chỉ bị điều tra chống bán phá giá.
Dựa theo quy định điều tra của Mỹ, có hai cơ quan tham gia trong một vụ việc điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp: DOC điều tra về hành vi bán phá giá/trợ cấp và chịu trách nhiệm chung về kết quả điều tra trong khi ITC chịu trách nhiệm đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
Sản phẩm chỉ bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp nếu cả hai cơ quan đều ban hành kết luận khẳng định.
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn đạt top đầu, tuy nhiên đây là thị trường điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hiện, một số doanh nghiệp, ngành hàng của Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm ứng phó với vụ việc.
Nhìn rộng ra ở khắp các thị trường xuất khẩu, thời gian qua đã ghi nhận, trong nhiều vụ việc, Việt Nam thành công trong việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá, Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường chủ lực như Mỹ, Canada, Australia, Ấn Độ…
Chẳng hạn, trong một số vụ việc Mỹ điều tra chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn đều không bị áp thuế chống bán phá giá (như cá tra, cá basa, tôm, lốp xe).
Hay Ấn Độ, Malaysia, Indonesia cũng lần lượt chấm dứt các vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với ván gỗ MDF, nhựa PET, tôn lạnh... nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tác giả: Thế Hoàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy