Theo Wall Street Journal, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bác bỏ kế hoạch của Lầu Năm Góc về việc triển khai các nhà thầu Mỹ đến Ukraine để bảo dưỡng các hệ thống vũ khí của NATO, bao gồm cả máy bay chiến đấu F-16.
Vấn đề triển khai các nhà thầu dân sự đến Ukraine để bảo dưỡng một số hệ thống vũ khí do Mỹ chế tạo được Lầu Năm Góc đưa ra thảo luận từ lâu, nhưng Nhà Trắng không ủng hộ đề xuất này. Tuy nhiên yêu cầu này ngày càng trở nên cần thiết khi Kiev đưa phi đội F-16 vào hoạt động.
Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng đã xem xét đề xuất này của Lầu Năm Góc, nhưng hầu hết các ý kiến đều cho rằng việc cử các nhà thầu Mỹ đến Ukraine mang đến nhiều rủi ro.
Bảo dưỡng tiêm kích F-16 tại một căn cứ của không quân Mỹ ở bang Utah. (Ảnh: Getty Images)
"Các tổ chức tình báo của Mỹ đều nêu lên mối lo ngại về khả năng Nga nhắm vào các nhà thầu Mỹ tại Ukraine", nguồn tin của Wall Street Journal cho biết.
Dù vậy chính quyền Biden không loại trừ hoàn toàn khả năng cử các nhà thầu Mỹ đến Ukraine và hoạt động này có thể được thực hiện trong tương lai.
Hiện tại, Washington mong đợi các đồng minh NATO ở châu Âu sẽ chịu trách nhiệm bảo dưỡng vũ khí do Mỹ chế tạo đang được triển khai ở Ukraine.
Hà Lan, cùng với Na Uy, Đan Mạch và Bỉ đã hứa cung cấp cho Kiev hơn 80 máy bay F-16, ngoài ra các nước này còn cam kết sẽ trao cho Kiev một gói bảo dưỡng dành cho số máy bay này.
Ngày 28/8, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Onno Eichelsheim cho biết, nước này sẽ hỗ trợ chính phủ Ukraine về mặt tài chính để thực hiện các hợp đồng với các nhà thầu tư nhân trong việc bảo dưỡng và duy trì hoạt động của F-16.
Cũng theo Wall Street Journal, Ukraine trước đây đã phải vật lộn để duy trì các vũ khí khác do Mỹ cung cấp, chẳng hạn như xe tăng Abrams M1, hầu hết chúng phải được vận chuyển ra nước ngoài để sửa chữa. Tuy nhiên một chiếc F-16 cần "nhiều giờ bảo dưỡng cho mỗi giờ bay", và cần đến hàng chục nhân viên kỹ thuật để bảo trì mỗi máy bay.
Đầu tuần này, Kiev đã xác nhận mất chiếc F-16 đầu tiên, được cho là đã bị rơi do sự cố. Phi công điều khiển máy bay cũng thiệt mạng.
Truyền thông Ukraine cho biết các nhà điều tra đang xem xét các vấn đề kỹ thuật và lỗi của phi công như những lý do có thể dẫn đến vụ tai nạn.
Tuy nhiên, nghị sĩ Ukraine Mariana Bezuglaya tuyên bố rằng chiếc F-16 trên đã bị bắn hạ bởi một trong những hệ thống phòng không Patriot của quân đội Ukraine.
Trong khi đó các báo cáo của Nga cho biết chiếc F-16 có thể đã bị phá hủy trên mặt đất bởi một tên lửa Iskander trong một cuộc tấn công vào một sân bay ở phía tây Ukraine.
Vào tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết việc sử dụng F-16 trong cuộc xung đột sẽ biến chúng thành "mục tiêu hợp pháp" đối với các lực lượng Nga, đồng thời cảnh báo rằng các máy bay này sẽ bị tấn công ngay cả khi chúng được triển khai từ các sân bay của NATO.
Tác giả: Trà Khánh/Theo russian.rt.com
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy