Tiếp đà kỷ lục của năm 2021, năm 2022 tiếp tục chứng kiến nhiều doanh nghiệp ngành phân bón có doanh thu và lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay.
Lãi kỷ lục, vượt xa kế hoạch năm
Điển hình, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 62.262 tỷ đồng - tăng 17% so với năm 2021, đồng thời vượt 19% kế hoạch; lợi nhuận hợp nhất vượt 6.000 tỷ đồng, tăng hơn 70% so với năm 2021. Tức bình quân mỗi ngày, Vinachem lãi hơn 16 tỷ đồng - mức kỷ lục từ năm 2014 đến nay.
Ban lãnh đạo Vinachem cho biết, năm 2022 giá phân bón thế giới tăng cao tại tất cả thị trường. DAP có thời điểm lên tới 1.000 USD một tấn, đạm urê đạt 900 USD một tấn tại khu vực châu Á. Nhờ thế, giá các loại phân bón của Việt Nam cũng tăng theo.
Là “ông lớn” trong ngành hoá chất, Tập đoàn Hoá chất Đức Giang (mã: DGC) ghi nhận tổng doanh thu năm 2022 đạt 14.444 tỷ đồng và báo lãi sau thuế 6.041 tỷ đồng, tăng lần lượt 51% và 140% so với năm liền trước.
Năm 2022, tập đoàn hóa chất này đặt mục tiêu thu về 12.117 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và lãi sau thuế 3.500 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm tài chính, công ty đã vượt kế hoạch cả năm đề ra lần lượt hơn 19% và gần 73%.
Theo lãnh đạo doanh nghiệp, doanh thu năm 2022 tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước do sản lượng sản xuất tăng, kéo theo doanh thu các mặt hàng tăng. Ngoài ra, trong năm vừa qua, công ty cũng ghi nhận giá bán một loạt sản phẩm tăng cao giúp doanh thu phốt pho vàng tăng 112%, doanh thu các mặt hàng phân bón tăng 22% và doanh thu WPA tăng 62%...
Tương tự, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ - mã: DPM) cũng ghi nhận doanh thu thuần 18.627 tỷ đồng, tăng 46% so với năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 5.606 tỷ đồng, tăng 77% so với năm 2021. Đây cũng là mức lãi cao kỷ lục của ông lớn ngành phân bón này. Kết quả này giúp Đạm Phú Mỹ đã vượt cả về mục tiêu doanh thu lẫn lợi nhuận đề ra cho năm 2022.
Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau – mã: DCM) cũng có kết quả kinh doanh kỷ lục năm 2022 khi lãi khoảng 4.280 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ 2021.
Kết quả kinh doanh cả năm 2022 của Phân bón Bình Điền (mã: BFC) có phần ảm đạm hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành khi cả năm lợi nhuận trước thuế vẫn ghi nhận giảm 36% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 235 tỷ đồng. Dù vậy, so với mục tiêu năm đề ra, doanh nghiệp đã vượt 17%.
Giữ đà tăng trưởng trong năm 2023?
Giá bán sản phẩm tăng và tận dụng tốt thị trường xuất khẩu trở thành yếu tố chính khi lý giải về khoản lợi nhuận kỷ lục của các công ty.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2022 Việt Nam xuất khẩu hơn 3.100 triệu USD hóa chất trong năm ngoái, tăng gần 25% so với năm 2021. Riêng nhóm phân bón, chỉ số giá xuất khẩu đã tăng hơn 42% trong năm ngoái.
Năm 2022 là năm nhiều doanh nghiệp ngành phân bón có doanh thu và lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay.
Với năm 2023, Hiệp hội Phân bón quốc tế (IFA) cũng đưa ra 3 kịch bản dự báo cho thị trường phân bón thế giới.
Kịch bản thứ nhất, IFA dự đoán nhu cầu phân bón toàn cầu sẽ giảm vào năm 2023 và đạt 194,6 triệu tấn vào năm 2026, nghĩa là nhiều hơn 2 triệu tấn so với năm 2019, nhưng thấp hơn 9 triệu tấn so với mức năm 2020.
Ở kịch bản trung bình, nhu cầu phân bón thế giới ở mức 202,1 triệu tấn vào năm 2026. Ở kịch bản lạc quan, nhu cầu phân bón toàn cầu sẽ đạt 211,1 triệu tấn vào năm 2026.
Tuy nhiên, trong cả 3 kịch bản này, IFA cũng cho rằng rất ít khả năng giá phân bón sẽ giảm xuống thấp hơn vào năm 2023.
Báo cáo của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng dự đoán giá phốt pho vàng sẽ tăng cao nhờ nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu vẫn mạnh. Tương tự, giá phân DAP sẽ tăng thêm do nguồn cung thiếu hụt, hỗ trợ biên lợi nhuận của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giá gạo đang có xu hướng tăng sẽ hỗ trợ cho nông dân tiêu thụ phân bón giá cao.
Tuy nhiên, nhóm phân tích của SSI Research cho rằng riêng lợi nhuận nhóm doanh nghiệp sản xuất phân urê sẽ giảm trong năm 2023.
Dự đoán trên dựa vào giả định giá mặt hàng này đi lùi do xuất khẩu từ Nga và Trung Quốc sẽ phục hồi, chi phí đầu vào urê (than và khí tự nhiên) có thể giảm và nhu cầu có dấu hiệu suy yếu. Dẫu vậy, phân bón urê có thể tăng giá nếu nguồn cung khí tự nhiên và than bị gián đoạn đột ngột do xung đột Nga-Ukraine.
Tác giả: Nguyễn Thu Huyền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Máy dập nút mắt cáo
- Dịch vụ phá dỡ thạch cao giá rẻ tại Hà Nội
- Nhận in áo thun đồng phục giá rẻ
- dịch vụ thiết kế website
- Dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói
- áo khoác đồng phục Hải Anh
- công ty may và in áo đồng phục
- Các loại băng tải
- thú nhồi bông tiếng anh
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy