Xuất khẩu chủ yếu ở Trung Quốc sẽ giúp Nam Việt ít chịu ảnh hưởng hơn Vĩnh Hoàn
Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sụt giảm đáng kể cả về giá trị và khối lượng, với mức giảm lần lượt là 48% và 35% so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm này chủ yếu do nhu cầu giảm đột ngột, đặc biệt là tại thị trường Mỹ. Giá bán trung bình giảm 14% so với cùng kỳ và đồng thời cũng giảm 50% so với mức đỉnh lập trong quý II/2022.
Bất chấp xu hướng giảm chung, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong giai đoạn này cho thấy tác động không đồng đều. Theo báo cáo của AgroMonitor, những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ như Vĩnh Hoàn (mã VHC – sàn HoSE) và Biển Đông có giá trị xuất khẩu giảm đáng kể nhất, với mức giảm lần lượt là 48% và 75% so với cùng kỳ năm ngoái trong hai tháng đầu năm.
Xuất khẩu chủ yếu ở Trung Quốc sẽ giúp Nam Việt ít chịu ảnh hưởng hơn Vĩnh Hoàn trong 2 tháng đầu năm 2023. (Nguồn: VDSC).
Ngược lại, các công ty có thị phần phân phối lớn tại Trung Quốc như Nam Việt, IDI, Gò Đàng có thể tận dụng sự phục hồi của thị trường này để giảm thiểu tác động, giúp giá trị xuất khẩu chỉ giảm nhẹ so với cùng kỳ.
Trong đó, Nam Việt được chú ý như một trong số ít các công ty xuất khẩu niêm yết có khả năng hưởng lợi đáng kể từ sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc. Dự kiến, nhu cầu đặt hàng tại thị trường Trung Quốc sẽ giúp sản lượng xuất khẩu cá tra của ANV tăng trưởng trở lại, qua đó bù đắp cho xu hướng sụt giảm tại các thị trường khác. Tuy nhiên, dự kiến giá xuất khẩu sẽ chỉ phục hồi nhẹ từ đáy và có khả năng sẽ duy trì ở mức tương đối thấp hơn so với giá xuất khẩu trung bình của năm 2022.
Nhìn chung, VDSC cho rằng doanh thu xuất khẩu của Nam Việt sẽ không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp dự kiến sẽ giảm. Thêm nữa, giá cước giảm đáng kể dự kiến sẽ tác động tích cực đến chi phí vận chuyển của Nam Việt – yếu tố đã ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của công ty vào năm 2022.
Tuy nhiên, nỗ lực từ tiết giảm chi phí vận chuyển có thể bị mất đi khi chi phí tài chính cao hơn. Xét các yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đan xen, VDSC cho rằng lợi nhuận của Nam Việt năm 2023 dù tốt hơn so với tình hình chung của ngành, nhưng sẽ khó đạt được mức tăng trưởng dương vào năm 2023 do mức nền cao cùng kỳ.
“Chúng tôi không kỳ vọng nhìn thấy tăng trưởng dương về lợi nhuận của Nam Việt năm 2023”, VDSC nhấn mạnh.
Nam Việt bắt đầu tăng trưởng chậm lại trong quý IV/2022
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý IV/2022, Nam Việt ghi nhận doanh thu đạt 1.144,28 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 106,53 tỷ đồng, tăng 95,9% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 19,3% lên 20,6%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 15,4% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 31,31 tỷ đồng lên 235,16 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 149,3%, tương ứng tăng thêm 21,57 tỷ đồng lên 36,02 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 79,8%, tương ứng tăng thêm 30,82 tỷ đồng lên 69,45 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 20%, tương ứng giảm 22,11 tỷ đồng về 88,53 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Luỹ kế trong năm 2022, Nam Việt ghi nhận doanh thu đạt 4.896,65 tỷ đồng, tăng 40,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 673,75 tỷ đồng, tăng 423,3% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận quý IV là 95,9%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng cả năm là 423,3%. Như vậy, có dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng của Nam Việt chậm lại so với giai đoạn đầu năm 2022.
Trong năm 2022, Nam Việt đặt kế hoạch tổng doanh thu 4.900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022 với lợi nhuận trước thuế ghi nhận 773,72 tỷ đồng, Công ty không hoàn thành kế hoạch mà chỉ đạt 77,4% kế hoạch lợi nhuận năm.
Được biết, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, ông Doãn Tới, Tổng giám đốc Nam Việt từng chia sẻ nâng kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 từ 720 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng và duy trì mức lợi nhuận trên 1.000 tỷ trong nhiều năm tới. Với cam kết Công ty có thị trường Mỹ hay không, Công ty vẫn sẽ đạt kế hoạch lợi nhuận mục tiêu đề ra 1.000 tỷ đồng.
Ông Doãn Tới nhấn mạnh, tương lai của Nam Việt trong năm 2022 rất sáng, đặc biệt hai thị trường tiềm năng là Trung Quốc và Mỹ. Trong đó, nếu Trung Quốc mở cửa lại, thị trường sẽ sôi động và là tin tích cực cho Nam Việt. Tuy nhiên, đối với thị trường Mỹ, trong tháng 5/2022, các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này nên giá bán cá tra có thể giảm khoảng 20%. Vì vậy phía Nam Việt, ông Doãn Tới cho biết, Công ty sẽ bình tĩnh tiến vào thị trường tiềm năng này với chiến lược lâu dài.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/3, cổ phiếu ANV giảm 50 đồng về 30.500 đồng/cổ phiếu.
Tác giả: Duy Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy