Trước tình trạng tỷ giá thị trường có xu hướng tăng nhanh, Ngân hàng Nhà nước thực hiện lộ trình kiểm soát cho vay ngoại tệ theo bốn hướng.
Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố trong thời gian gần đây liên tục phá đỉnh. Nội hàm của việc này nếu loại trừ những nhân tố khách quan tác động từ nước ngoài, thì còn có nguyên nhân từ yếu tố trong nước. Nổi bật nhất là chu kỳ nhập siêu đang có dấu hiệu quay trở lại.
Theo dòng lịch sử, từ năm 2011 trở về trước, Việt Nam liên tục ở trạng thái thâm hụt cán cân thương mại. Kể từ 2011 đến hết năm ngoái, cán cân này đã đảo chiều sang thặng dư.
Song theo chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa, trong 8 năm thặng dư cán cân thương mại trên thì vẫn có 4 quý bị thâm hụt, riêng năm 2018 đã đóng góp 2 quý là quý 3 và quý 4. Xu hướng này tiếp tục kéo sang năm 2019 khi xuất khẩu quý 1 không mấy khả quan và triển vọng xuất khẩu quý 2 có thể giảm.
"Trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn leo thang, nguy cơ bùng phát chiến tranh tiền tệ đang tiền ẩn thì cán thương mại có dấu hiệu suy yếu, thâm hụt. Đây là đại vấn đề tác động với tỷ giá", ông Nghĩa nhận định.
Thực tế cũng cho thấy, trong tuần từ 20-24/5, tỷ giá USD/VND tăng mạnh với mức 80 đồng/USD trên ngân hàng và 90 đồng/USD tại thị trường tự do, tỷ giá trung tâm cũng tăng 12 đồng/USD. Nhìn chung, từ đầu tháng 5, tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 0,8%.
Với bối cảnh tỷ giá đang căng thẳng và được dự đoán còn chịu áp lực hơn nữa sẽ khiến đồng VND bị yếu đi. Kéo theo tình trạng găm giữ ngoại tệ, hiện tượng đô la hóa ngày càng gia tăng.
Do đó, để thực hiện chủ trương của Chính phủ về từng bước hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, đồng thời để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu giảm bớt chi phí vay vốn, tăng khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tham gia vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện lộ trình kiểm soát cho vay ngoại tệ theo bốn hướng.
Thứ nhất, không quy định thời hạn đối với nhu cầu vốn cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay.
Thứ hai, tiếp tục cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay.
Thứ ba, dừng cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay từ sau ngày 31/3/2019.
Thứ tư, cho vay trung, dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay đến hết ngày 30/9/2019.
Theo Vneconomy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy