Các Bộ trưởng Quốc phòng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang nhóm họp tại Brussels, Bỉ. Bên cạnh chương trình nghị sự với nội dung nổi bật là vấn đề hỗ trợ Ukraine, các Bộ trưởng NATO cũng sẽ tập trung trao đổi về tăng cường khả năng răn đe và phòng thủ của khối; những thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng quan trọng ở Biển Baltic hay xung đột leo thang tại Trung Đông.
Phát biểu trong cuộc họp báo chiều qua với Tổng thống Ukraine tại trụ sở NATO, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đề cập quyết định thành lập Hội đồng NATO-Ukraine như một cam kết khẳng định sự ủng hộ vững chắc của liên minh đối với Ukraine.
Tổng thống Ukraine trong cuộc họp báo chung với Tổng thư ký NATO Stoltenberg (Ảnh: Reuters)
“Việc thành lập Hội đồng NATO- Ukraine là một trong ba quyết định lịch sử của chúng tôi nhằm đưa Ukraine đến gần hơn với NATO. Chúng tôi đã nhất trí với chương trình giúp lực lượng vũ trang Ukraine có thể tương tác hoàn toàn với các đồng minh NATO trong tương lai. Trong đó bao gồm khả năng tương tác lâu dài và mua sắm quốc phòng. Một lĩnh vực quốc phòng và an ninh được hiện đại hóa sẽ không chỉ giúp Ukraine giành ưu thế, nó cũng sẽ đảm bảo để Ukraine có thể duy trì hòa bình và ổn định.” - ông Jens Stoltenberg nói.
Về phần mình, Tổng thống Ukraine Zelensky nhấn mạnh, chuyến thăm lần này của ông đến trụ sở NATO trong bối cảnh mùa đông sắp đến gần có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine.
“Trọng tâm chính của chúng tôi là tăng cường khả năng phòng không và các công cụ quan trọng nhất trên tiền tuyến. Tôi lấy làm biết ơn tất cả các đối tác vì sự sẵn sàng kiên định của họ để hỗ trợ phòng thủ của chúng tôi.”
Tổng thống Zelensky sau đó còn bày tỏ hy vọng, các nước thành viên NATO sẽ sớm đưa ra quyết định tích cực liên quan đến việc cung cấp vũ khí, thiết bị quân sự và những hỗ trợ cần thiết cho Ukraine.
Ngoài xung đột Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng của 10 nước đồng minh thuộc NATO hôm qua cũng đã ký một bản ghi nhớ nhằm phát triển hơn nữa Sáng kiến Lá chắn Bầu trời châu Âu. Đây là sáng kiến cho phép các quốc gia tham gia cùng mua sắm hệ thống phòng không và tên lửa theo cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng các giải pháp sẵn có, có thể tương tác.
Cách tiếp cận đa quốc gia này mang lại một cách linh hoạt và có thể mở rộng để các quốc gia tăng cường khả năng răn đe và phòng thủ.
Ngoài ra, cuộc họp kéo dài hai ngày của các quan chức quốc phòng NATO cũng tập trung vào các vấn đề nóng khác như hành động phá hoại có chủ ý mới xảy ra ở Biển Baltic, hay xung đột đang leo thang giữa Israel và Hamas.
Tổng thư ký NATO khẳng định: "NATO và các đồng minh của chúng tôi có khả năng và sức mạnh để giải quyết nhiều thách thức khác nhau cùng một lúc. Chúng ta không có quyền lựa chọn là chỉ có một mối đe dọa hay chỉ một thách thức. Vì vậy, các đồng minh của NATO cũng phải chủ động khả năng giải quyết tình hình theo những biện pháp phù hợp. Như tình hình Trung Đông, một số đồng minh NATO đã cung cấp hỗ trợ, thông tin tình báo, cùng tất cả các hình thức hỗ trợ cần thiết cho Israel."
Liên quan tới vụ đường ống dẫn khí đốt và cáp dữ liệu nối liền Phần Lan và Estonia bị hư hại, lãnh đạo NATO kiên quyết khẳng định sẽ có phản ứng mạnh mẽ nếu phát hiện hành vi phá hoại nhằm vào đường ống dưới Biển Baltics.
Tác giả: Phương Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy