Một trong những đề xuất từ các diễn giả là "nên chăng Việt Nam cần có thị trường cổ phiếu riêng cho các nhà đầu tư tổ chức, quan tâm hơn đến các nhà đầu tư cá nhân".
Ông Warrick Cleine - Chủ tịch kiêm CEO KPMG tại Việt Nam và Campuchia tỏ ra hào hứng với ý tưởng này. Ông nói: "Việt Nam mới có 2 triệu nhà đầu tư, trong khi dân số có đến hơn 90 triệu người. Tôi nghĩ thành lập một thị trường cổ phiếu riêng cho NĐT tổ chức là một ý tưởng hay, đặc biệt các nhà đầu tư tổ chức và họ có quản trị và tuân thủ tốt, chuyên nghiệp".
Ông Warrick Cleine - Chủ tịch kiêm CEO KPMG tại Việt Nam và Campuchia
Theo ông Warrick, nhà đầu tư nước ngoài rất hồ hởi khi đóng góp vào sự thành công của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Việt Nam có thể làm tốt hơn việc phát triển thị trường vốn trong tương lai. Phần lớn các nhà đầu tư tại Việt Nam đều tiềm năng và tuân thủ chính sách.
"Họ có thể mở rộng lĩnh vực, đầu tư như tích lũy, tiết kiệm thay vì bất động sản như hiện nay", ông này gợi ý.
Nói thêm về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, với cá nhân ông thì điều quan trọng lúc này là cần có nhà đầu tư chuyên nghiệp, có tổ chức, không cần phân biệt là tư nhân hay quỹ đầu tư lớn. "Tất nhiên, việc có một sàn giao dịch riêng cũng là vấn đề mà chúng ta cần nghiên cứu", Phó Thủ tướng nói thêm. Ông cũng nhấn mạnh sự minh bạch, công khai trong thị trường, việc cần thiết phải có hệ thống quản trị tốt, tăng cường giám sát đồng thời siết chặt lại thị trường theo hướng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia thị trường một cách ổn định, có tổ chức và nâng cao hoạt động của thị trường.
Thực tế từ đầu năm đến nay, nhiều chuyên gia nhận định rằng, thị trường vốn Việt Nam đã phát triển khá mạnh mẽ và bền vững. Thứ nhất, về giá trị thị trường ở cả 2 thị trường trái phiếu và cổ phiếu, từ mức 7 tỷ USD đã tăng lên hơn 200 tỷ USD.
Thứ hai, tổng giá trị giao dịch hàng ngày của cả 2 thị trường này hướng tới cuối năm 2018 đầu năm 2019 có thể vượt 1 tỷ USD/ngày. Theo thống kê của Nhóm công tác thị trường vốn, từ đầu năm đến nay, thị trường vốn Việt Nam đã huy động trên 4 tỷ USD và con số này có thể tăng lên nếu có thêm các hàng hóa tốt, hoặc các cuộc chào bán vốn nhà nước đủ sức hấp dẫn.Nếu như trong 6 tháng đầu năm 2018 nhà đầu tư nước ngoài rút ở Thái Lan 5,6 tỷ USD, rút ở Indonesia 3,7 tỷ USD, rút ở Philippinnes 1,6 tỷ USD, thì tại Việt Nam, khối ngoại lại rót vào 1,5 tỷ USD. Điều này nói lên rằng, nhà đầu tư nước ngoài có sự tín nhiệm thị trường Việt Nam và đây vẫn là một điểm đến hấp dẫn của dòng vốn ngoại.
Hoàng Dung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy