Quan điểm Tiêu cực về ngành ngân hàng trong phần còn lại của năm 2020
Nhìn lại tổng quan 6 tháng đầu năm 2020, SSI cho rằng nhu cầu tín dụng yếu do Covid-19 dẫn đến thanh khoản ngành ngân hàng dồi dào với tỷ lệ LDR thấp trong toàn hệ thống và xu hướng lãi suất tiền gửi giảm mạnh.
Bên cạnh đó, NIM giảm do miễn giảm lãi suất cho vay và tái cơ cấu nợ (2,1% tổng tín dụng). Thu nhập ngoài lãi ở mức khá, nhờ kinh doanh ngoại hối và đầu tư chứng khoán.
Tái cơ cấu và tái phân loại nợ giúp giảm tỷ lệ nợ xấu và giảm áp lực trích lập dự phòng.
Về triển vọng nửa cuối 2020, SSI dự báo tăng trưởng tín dụng trong khoảng 7,5% - 8,5%. Tác động của việc cắt giảm lãi suất huy động sẽ được phản ánh rõ hơn trong nửa cuối năm 2020.
Lợi nhuận giảm từ mức cao trong nửa cuối năm 2019 do nhiều ngân hàng có kế hoạch tăng trích lập dự phòng.
Do đó, SSI có quan điểm Tiêu cực về ngành ngân hàng trong phần còn lại của năm 2020.
Còn về tình hình năm 2021, SSI nhận định tăng trưởng lợi nhuận sẽ hồi phục nhờ tăng trưởng tín dụng phục hồi trong khoảng 9% -10%; đồng thời NIM tăng cùng với tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng; và bancassurance cũng hồi phục.
Tuy nhiên, đổi lại nợ xấu dần xuất hiện khi giai đoạn tái cơ cấu kết thúc và chuyển nỗ lực sang thu hồi nợ và trích lập dự phòng.
Đáng chú ý là vấn đề tồn tại thách thức về tăng vốn, đặc biệt đối với VietinBank (CTG) và BIDV (BID).
Còn triển vọng lợi nhuận khác biệt giữa NHTM quốc doanh (SoCB) và NHTM cổ phần (JoCB), do NHTM quốc doanh ước tính lợi nhuận giảm đáng kể trong năm 2020.
SSI cũng lưu ý sẽ có thay đổi cấu trúc ngành sau Covid-19. Cụ thể là quá trình số hóa gia tăng toàn hệ thống và giúp giảm bớt tầm quan trọng của việc mở rộng mạng lưới chi nhánh trong chiến lược mở rộng ngân hàng bán lẻ theo thời gian.
Các ngân hàng có nền tảng kỹ thuật số tốt và/hoặc áp dụng chính sách miễn phí (Techcombank, TPBbank) đang giành được nhiều thị phần CASA bán lẻ hơn.
Tín dụng của khách hàng doanh nghiệp lớn (CIB) đã tăng trưởng mạnh hơn tín dụng bán lẻ và doanh nghiệp SME trong 6T2020, tuy nhiên, điều này chỉ là yếu tố tạm thời và xu hướng này sẽ đảo ngược sau Covid- 19.
Việc tăng vốn của các NHTM quốc doanh sẽ được hỗ trợ bởi một số quy định sửa đổi (Nghị định 91 và Nghị định 32).
Nên lưu ý cổ phiếu ngân hàng nào?
Ngành ngân hàng báo cáo mức tăng trưởng lợi nhuận khá trong 6T2020 là 14%. Tuy nhiên, SSI cho rằng phía trước vẫn còn những rủi ro có thể chịu áp lực đáng kể trong nửa cuối năm 2020 (giảm 22%), và phục hồi vào năm 2021.
Do đó, SSI khuyến nghị nhà đầu tư nên xem xét lại ngành này vào đầu năm sau.
SSI ưa thích ACB và MBB. SSI đánh giá cao ACB nhờ phương thức cho vay thận trọng và danh mục cho vay đa dạng, giúp phục hồi lợi nhuận. Ngân hàng cũng tận dụng nền tảng bancassurance.
Trong khi đó, MBB ước tính sẽ xử lý phần lớn nợ xấu vào năm 2020. Trong khi lợi nhuận sẽ chịu áp lực trong ngắn hạn, SSI ước tính tăng trưởng vững chắc vào năm 2021. Việc tái cơ cấu MCredit cũng giúp giảm thiểu rủi ro.
Vietcombank nằm trong danh sách theo dõi dựa trên các yếu tố cơ bản tốt và ngân hàng có khả năng phục hồi và vượt qua khó khăn. Mặc dù SSI ước tính lợi nhuận của ngân hàng năm 2020 có thể bị ảnh hưởng do các biện pháp hỗ trợ khách hàng cũng như trích lập dự phòng thận trọng, SSI tin rằng lợi nhuận sẽ phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19.
Tác giả: Minh An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy