Đổi mới không có nghĩa là xóa bỏ hoàn toàn cái cũ vì mọi đổi mới đều phải trả giá bằng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
ĐB Nguyễn Lân Hiếu: nếu bỏ biên chế y tế và giáo dục thì nên bỏ biên chế toàn bộ hệ thống, trừ lĩnh vực an ninh, quốc phòng
Đây là ý kiến của ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) thảo luận tại hội trường vào chiều 9/6 về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.
Theo ĐB Nguyễn Lân Hiếu, việc biến các cơ sở y tế, giáo dục công thành các đơn vị hoạt động độc lập như mô hình công ty, trao quyền lớn cho lãnh đạo đơn vị tạo ra mô hình rất mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, ĐB mong QH thận trọng khi quyết định triển khai chủ trương này (triển khai bỏ biên chế với giáo viên – PV) bởi ở các xã vùng cao, những con đường xe ô tô không thể đến được, các cô giáo, y bác sỹ ngày đêm bám trụ thì có thể thấy họ không chỉ yêu nghề mà họ làm việc vì có niềm tin đã nằm trong biên chế nhà nước, đã nằm trong hệ thống công chức.
“Nếu bỏ công chức trong giáo dục và y tế thì cần xem xét hết sức cụ thể chính sách cho từng vùng miền theo các đặc thù về vị trí, tránh gây sụp đổ mạng lưới nhiều năm mới xây dựng được”- ĐB Nguyễn Lân Hiếu nêu.
Ngoài ra, ĐB này cũng cho rằng, khi giao quyền cho hiệu trưởng, giám đốc bệnh viện nếu không có sự tuyển chọn và đào tạo kỹ càng hoàn toàn có thể trở thành “giao trứng cho ác”.
Việc trao quyền chỉ có thể thực hiện theo một cơ chế rõ ràng, mạch lạc, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị. Song song với đó phải có các hoạt động để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị theo cơ chế mới, áp dụng công nghệ mới trong quản lý y tế, giáo dục.
“Ngoài ra, tôi nghĩ nếu bỏ biên chế y tế và giáo dục thì nên bỏ biên chế toàn bộ hệ thống, trừ lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đưa tất cả các cán bộ, viên chức thành hợp đồng và chế độ an sinh xã hội rõ ràng như hầu hết các nước trên thế giới vì nếu lập luận bỏ biên chế sẽ làm cho lĩnh vực y tế, giáo dục tốt hơn thì tại sao giữ biên chế cho các ngành quản lý hành chính, các tổ chức lại tốt cho xã hội, như vậy mới bỏ được tâm lý chạy được 1 suất biên chế cho người nhà để được yên ổn suốt đời”- ĐB Lân Hiếu nhấn mạnh.
Câu chuyện bỏ biên chế trong ngành giáo dục, chuyển sang hợp đồng theo ĐB Lân Hiếu không quan trọng bằng đổi mới giáo dục như thế nào cho hợp lý vì ngành giáo dục ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề. Nhưng cần lưu ý đổi mới không có nghĩa là xóa bỏ hoàn toàn cái cũ vì mọi đổi mới đều phải trả giá bằng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Mọi quyết định của các nhà quản lý vĩ mô khi tiêu một lượng tiền thuế của nhân dân mà hiệu quả không phải ngày 1 ngày 2 mà phải nhiều năm sau mới thấy được. Hãy tạo ra một chương tình giáo dục mở, đừng áp những tiêu chí cứng nhắc, ép học sinh trở thành những nhà bác học, tài đức vẹn toàn mà cần chú ý đến cả những việc đào tạo kỹ năng, ngoại ngữ.
Theo Infronet
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy