Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một sắc thuế hiện đại và có cách tính tương đối rõ ràng. Do đó, để gian lận được loại thuế này, các doanh nghiệp (DN) đã sử dụng rất nhiều cách thức và thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm qua mặt các cơ quan chức năng.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một sắc thuế hiện đại và có cách tính tương đối rõ ràng. Do đó, để gian lận được loại thuế này, các doanh nghiệp (DN) đã sử dụng rất nhiều cách thức và thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm qua mặt các cơ quan chức năng.
Nhấn mạnh điều này trên Tạp chí Tài chính, tác giả Lê Thị Hòa, Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp đề cập tới 5 thủ đoạn tinh vi thường được các DN sử dụng để gian lận thuế đồng thời đưa ra 5 giải pháp để ngăn chặn thủ đoạn này.
Theo tác giả, thủ đoạn đầu tiên được DN áp dụng để qua mặt cơ quan chức năng là: Tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Cụ thể, theo quy định, các DN xuất khẩu hàng hóa sẽ có thuế suất thuế GTGT là 0% nên các đơn vị xuất khẩu sẽ được hoàn lại thuế GTGT, do đó DN tìm cách lập hồ sơ hàng bán ra là “xuất khẩu” để có số thuế GTGT bằng không (0). Khi đó, DN sẽ được Nhà nước hoàn toàn bộ số thuế GTGT đầu vào hoặc giảm số thuế phải nộp (nếu có).
Ở mức độ phức tạp, DN đăng ký kinh doanh với rất nhiều ngành nghề, nhưng thực tế không có trụ sở kinh doanh, kho hàng, thành lập ra DN là để bán hóa đơn GTGT cho các cá nhân và tổ chức hoạt động kinh doanh khác sử dụng vào việc hợp thức hàng hóa buôn lậu trốn thuế hoặc chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước.
Hành vi gian lận trong hoàn thuế GTGT đang được thực hiện với hình thức ngày càng tinh vi như thành lập nhiều DN trung gian ở nhiều nơi khác nhau, lập hồ sơ khống... nhằm hạn chế sự kiểm soát của cơ quan thuế.
Thứ hai, hành vi tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Theo đó, DN kê khai khấu trừ thuế GTGT các hoá đơn bất hợp pháp, hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng...
DN khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa-dịch vụ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc kê khai khấu trừ các hóa đơn dùng cho cá nhân, gia đình không mang tên, mã số thuế của công ty.
DN kê khai thuế GTGT được khấu trừ không đúng với ngày chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu (giấy nộp tiền vào NSNN); DN không phân bổ hoặc phân bổ sai thuế GTGT đầu vào cho mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế.
Thứ ba, hành vi giảm thuế GTGT đầu ra.
Các sai phạm về thuế GTGT đầu ra chủ yếu tập trung vào việc giảm doanh thu và thuế GTGT đầu ra. Nghiêm trọng hơn là hiện tượng bán hàng không xuất hoá đơn để che dấu doanh thu đầu ra, nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT người mua đã nộp cho người bán, đồng thời tránh tối đa nghĩa vụ thuế phải nộp.
Có thể thống kê ra một số hành vi của các DN: Một số DN không kê khai hoặc kê khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT của hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản (xây nhà để bán). Phần lớn DN gian lận bằng cách xuất hoá đơn chưa kịp thời hoặc hàng hoá, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao nhưng chưa thu được tiền của khách hàng nên chưa ghi nhận doanh thu và xuất hoá đơn.
DN chủ yếu kê khai doanh thu và thuế GTGT theo giá trị đã thanh toán tiền mà không kê khai doanh thu theo biên bản nghiệm thu công trình bàn giao, hoặc thu tiền của khách hàng theo tiến độ hợp đồng nhưng chưa kê khai thuế GTGT theo quy định. Mục đích của việc này là tránh doanh thu, hoặc điều chuyển số thuế GTGT hàng tháng, tránh bật dương thuế quá lớn, ảnh hưởng đến dòng tiền và nghĩa vụ phải nộp.
Việc khai thiếu thuế GTGT đầu ra còn xảy ra ở khâu hàng hoá tiêu dùng nội bộ: DN thường “lờ đi” việc khai thuế GTGT vì cho rằng đây là việc tiêu dùng nội bộ, không phát sinh doanh thu, lợi nhuận và cơ quan thuế cũng ít để ý đến nên đã “bỏ qua” khoản thuế đầu ra này. “Chiêu” gian lận này cũng lặp lại ở doanh thu xuất cho chi nhánh, DN thường kê khai thiếu hoặc không kê khai thuế GTGT.
Thứ tư, điều chỉnh thuế GTGT đầu vào và đầu ra không đúng quy định.
Nhiều DN lợi dụng kẽ hở cán bộ thanh tra chỉ kiểm tra tính hợp lý của bảng kê (chấm hóa đơn) mà không để ý đến các khoản điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT của kỳ trước nên DN đã cố tình điều chỉnh giảm doanh thu và thuế GTGT đầu ra (giảm) và điều chỉnh tăng thuế GTGT đầu vào của kỳ trước (tăng) không đủ cơ sở, các khoản điều chỉnh không có hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh, dẫn đến giảm thuế GTGT phải nộp kỳ này hoặc tăng thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ sau nhằm gian lận thuế.
Thứ năm, xác định sai thuế suất đối với hàng hoá, dịch vụ. Các DN sản xuất, kinh doanh còn gian lận thuế GTGT bằng cách “nhập nhèm” thuế suất. Lợi dụng chính sách kích cầu, giảm khó khăn cho các DN của Chính phủ, DN kê khai sai thuế suất của một số mặt hàng được giảm thuế suất 50% xác định không đúng đối tượng hoặc trên cùng hoá đơn có mặt hàng được giảm và không được giảm nhưng không tách riêng.
Việc cố tình kê nhầm thuế suất thuế đầu ra kê khai thuế GTGT mặt hàng chịu thuế suất 10% thành mặt hàng chịu thuế suất thấp hơn là 5%, hoặc đưa mặt hàng thuộc diện chịu thuế sang mặt hàng không chịu thuế; Cố tình “khai man” thuế đầu vào khai thuế suất 5% (vận chuyển, hàng nông sản, đất, đá, cát sỏi) thành 10% để được tăng khấu trừ hoặc hoàn thuế cũng diễn ra phổ biến ở các DN kinh doanh các mặt hàng được ưu đãi thuế suất.
5 giải pháp
Để ngăn chặn các hành vi tiêu cực trên, tác giả đề xuất 5 giải pháp.
Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc Luật Thuế GTGT có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, trong đó nâng điều kiện hoàn thuế đối với các trường hợp có số GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong 3 tháng liên tục lên 12 tháng liên tục.
Tăng cường quản lý công tác hoàn thuế GTGT như rà soát, phân loại các DN rủi ro cao về thuế, DN xuất khẩu nông lâm sản, hải sản, sử dụng hóa đơn ngoại tỉnh để tập trung kiểm tra, đẩy mạnh việc đối chiếu chéo hóa đơn của các DN nhằm ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền các địa phương, các cơ quan trung ương, đặc biệt là cơ quan công an, cảnh sát điều tra, an ninh điều tra để điều tra, khởi tố đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận hoàn thuế.
Thứ hai, tăng cường cho lực lượng hải quan, thuế nội địa kiểm soát chặt chẽ những đối tượng nghi vấn, giám sát và làm thủ tục giám sát cả phương tiện, thanh toán tiền hàng xuất khẩu kết nối với cơ quan thuế nội địa để quản lý chặt chẽ thủ tục xuất khẩu được hoàn thuế.
Thứ ba, thực hiện Luật Thương mại, Luật Hải quan và các Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền.
Thực hiện hoàn thuế, kiểm tra thuế GTGT đối vơi các trường hợp xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền theo đúng quy định, trên cơ sở đảm bảo đủ các điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT và hồ sơ hoàn thuế GTGT theo quy định. Yêu cầu DN giải trình trên cơ sở đó tổ chức kiểm tra chặt chẽ, đầy đủ, toàn diện trước khi hoàn thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế.
Thứ tư, các cơ quan hải quan và thuế cùng phối hợp trao đổi thông tin liên quan các DN xuất khẩu có dấu hiệu rủi ro cao về thuế và hải quan và cập nhật trên hệ thống của cơ sở thông tin, dữ liệu đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền của toàn Ngành.
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu với hợp đồng xuất khẩu; thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh đối với phương tiện (bao gồm cả phương tiện thô sơ) vận tải, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu phù hợp với hợp đồng vận chuyển hàng hóa; xác nhận hàng hóa thực xuất đúng các quy định, quy trình thủ tục hải quan, quy định pháp luật, bảo đảm tính đầy đủ, tính thống nhất của các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan và hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp hàng hóa thuộc nhóm hàng kinh doanh cần có những điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan thì phải căn cứ vào tính đặc thù và quy định của pháp luật có liên quan để yêu cầu người khai xuất trình tài liệu có liên quan để kiểm tra. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu, đảm bảo hàng hóa xuất khẩu phù hợp với hồ sơ hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Thứ năm, thiết lập cơ chế giám sát và cập nhật hệ thống cơ sở thông tin, dữ liệu đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền như: Danh mục mặt hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, trị giá...
Theo Tapchitaichinh.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy