Mới đây, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) thông báo đã mua lại 1.000 trái phiếu đang lưu hành của mã MSBL2124005 được phát hành vào ngày 11/8/2021 có thời hạn 3 năm với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tương ứng với 1.000 tỷ đồng.
Nhiều ngân hàng vẫn nắm giữ lượng trái phiếu lớn.
Lô trái phiếu có lãi suất cố định 3,7%/năm, kỳ hạn trả lãi 12 tháng/lần, là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo và không phải nợ thứ cấp của tổ chức phát hành.
Trong năm nay, MSB liên tục mua lại lượng lớn trái phiếu được phát hành trong năm 2021 và 2022. Nếu chỉ tính riêng trong tháng 6/2023, ngân hàng này đã 5 lần mua lại các lô trái phiếu của mã MSBL2124003, MSBL2124004, MSBL2225003, MSBL2225003 và MSBL2124004.
Thống kê từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho thấy, riêng trong quý II đã có 17 ngân hàng xuống tiền mua lại trái phiếu trước hạn, tăng mạnh so với cùng kỳ và cả quý I năm nay. Tổng khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn của nhóm ngân hàng đạt trên 57.000 tỷ đồng.
Trong quý II, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) tổ chức 10 đợt mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị 7.500 tỷ đồng, trở thành ngân hàng mua lại nhiều trái phiếu trước hạn nhất trong quý II.
Nhóm các ngân hàng BIDV, OCB cũng đua nhau mua lại trái phiếu trước hạn trong quý 2 vừa qua với giá trị khoảng 5.800-5.900 tỷ đồng trái phiếu trước hạn.
Ngân hàng Á Châu (ACB) cũng tổ chức mua lại 2 đợt trái phiếu trước hạn, mỗi lô 2.500 tỷ đồng. Tổng giá trị trái phiếu trước hạn mua lại 5.000 tỷ đồng.
Techcombank cũng chi mạnh tiền mua lại nhiều trái phiếu trước hạn trong quý II vừa qua (4 đợt mua lại với giá trị 4.500 tỷ đồng).
An Bình Bank, VPBank, VIB, HDBank, Bắc Á Bank , Bản Việt , LPBank và Sacombank đều là những ngân hàng chi hàng nghìn tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn trong riêng quý 2 vừa qua.
Điểm chung của các lô trái phiếu mà các ngân hàng chọn mua lại trước hạn này là đều cách rất xa đến ngày đáo hạn.
Song song với động thái mua lại, thực tế, vẫn có những ngân hàng lên kế hoạch tiếp tục huy động vốn qua kênh trái phiếu này bất chấp thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang gặp không ít khó khăn. Với chủ thể là các ngân hàng có hiệu quả kinh doanh ổn định, các nhà đầu tư vẫn có đủ sự tin tưởng để mua trái phiếu ngân hàng với lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
Đặc biệt, phát biểu tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm nay, Thủ tướng đã chỉ đạo ngành ngân hàng cần tham gia tích cực hơn trong tháo gỡ khó khăn, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản.
Tác giả: Ngọc Mai
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy