Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu - Eximbank (EIB) vừa thông báo về việc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường và ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 vào cuối tháng 7/2021 tại Hà Nội.
Thời gian qua, ĐHĐCĐ Eximbank liên tục đổ vỡ do mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông. Không ít người nghi ngờ rằng hai cuộc họp sắp tới cũng sẽ thất bại.
Tuy nhiên, cũng xuất hiện những tín hiệu có thể giúp chấm dứt vòng xoáy tranh chấp quyền lực kéo dài nhiều năm tại một trong những ngân hàng tư nhân từng thuộc nhóm hàng đầu Việt Nam.
Mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông tại Eximbank kéo dài gần một thập kỷ nhưng lên cao trào vào 3 năm qua, Cụ thể, ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 cho đến nay vẫn chưa tổ chức thành công. Đề nghị của hai nhóm cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (nắm giữ 15%) và nhóm Ngô Thị Thúy (hơn 10%) vẫn bất thành.
Năm 2019, Eximbank có 3 lần hoãn ĐHĐCĐ 2019 vì các lý do như không đủ số cổ đông tham dự, chưa giải quyết xong các vấn đề nội bộ,... Trong 5 năm qua, Eximbank chỉ tổ chức thành công một lần duy nhất là ĐHĐCĐ thường niên năm 2018. Nhưng kết quả của đại hội sau đó cũng nhanh chóng biến thành mây khói.
Do không tổ chức ĐHĐCĐ 3 năm liền nên Eximbank chưa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, kế hoạch năm 2019, 2020 và một số nội dung khác. Giờ đây, kết quả 2019 cũng như kế hoạch 2020 và 2021 cũng chưa thể được đại hội thông qua. Vấn đề nóng nhất vẫn là tranh chấp chiếc ghế chủ tịch ở Eximbank.
Tranh chấp tại Eximbank bùng nổ dữ dội trong hơn 3 năm qua.
Tranh chấp tại Eximbank bùng nổ dữ dội từ ngày 22/3/2019 sau khi 7 thành viên HĐQT Eximbank họp và bầu ra Chủ tịch HĐQT mới là bà Lương Thị Cẩm Tú thay cho ông Lê Minh Quốc dù ông Quốc chưa hết nhiệm kỳ. Bà Lương Thị Cẩm Tú được biết đến là một gương mặt đại diện của NamABank, từng là TGĐ NamABank. Bà Tú vào HĐQT Eximbank tháng 4/2018 tại ĐHCĐ thường niên 2018 của nhà băng này.
Ông Lê Minh Quốc đã có đơn kiện và Tòa án TP.HCM đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng. Tuy nhiên, ông Lê Minh Quốc sau đó có đơn xin rút yêu cầu khởi kiện và có đơn từ nhiệm khỏi vị trí chủ tịch HĐQT.
Ông Cao Xuân Ninh sau đó được bầu làm chủ tịch Eximbank thay cho 2 nhân vật đối đầu trong một cuộc chiến tranh giành chiếc ghế cao nhất tại Eximbank trong nhiều tháng trước đó.
Trong khi đó, chiếc ghế Tổng giám đốc bị bỏ trống. Hồi tháng 4/2018, Eximbank bổ nhiệm ông Nguyễn Cảnh Vinh vào Phó TGĐ của Eximbank. Tháng 5/2019, ông Vinh được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Eximbank. Sau khi TGĐ trước đó là ông Lê Văn Quyết hết hạn hợp đồng và không được tái bổ nhiệm
HĐQT Eximbank cũng đã từng có Nghị quyết bổ nhiệm ông Nguyễn Cảnh Vinh làm Tổng giám đốc. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã không phê chuẩn do Nghị quyết bầu và hồ sơ trình lên không hợp lệ.
Ngày 25/6/2020, Eximbank đã họp và thống nhất bầu ông Yasuhiro Saitoh - khi đó giữ vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT, thay ông Cao Xuân Ninh từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân.
Tuy nhiên, ngay trước thềm ĐHCĐ hôm 30/6/2020, nhóm cổ đông lớn SMBC đã yêu cầu bãi nhiệm ông Yasuhiro Saitoh. Theo SMBC, tổ chức này đã chấm dứt tất cả các mối quan hệ pháp lý với ông Yasuhiro Saitoh kể từ 18/5/2019 nên ông này không đủ tư cách đại diện SMBC tham gia các chức vụ ở Eximbank
Hôm 13/4/2021, sóng gió lại nổi lên ở thượng tầng Eximbank, chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ có 2 quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT với nội dung trái ngược nhau. Theo Nghị quyết số 156/2021/EIB/NQ-HĐQT ngày 13/4, HĐQT Eximbank đã thông qua việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Yasuhiro Saitoh. Đồng thời, ngân hàng thông qua việc bầu ông Nguyễn Quang Thông tạm thời giữ chức danh Chủ tịch HĐQT để chủ tọa cuộc họp HĐQT ngày 13/4/2021 đối với các nội dung tiếp theo của cuộc họp HĐQT cho đến khi HĐQT bầu nhân sự giữ chức danh Chủ tịch HĐQT mới. HĐQT giao ông Thông thay mặt HĐQT ký Nghị quyết HĐQT về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Yasuhiro Saitoh theo Đơn từ nhiệm của ông Yasuhiro Saitoh ngày 6/4/2021.
Nghị quyết số 156 được ban hành căn cứ theo Đơn từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của ông Yasuhiro Saitoh ngày 6/4/2021; căn cứ theo kết quả biểu quyết đa số tán thành của các thành viên HĐQT tại cuộc họp ngày 13/4/2021 vào lúc 10h15 phút và cuộc họp lúc 10h45 phút. Nghị quyết này được ký bởi ông Nguyễn Quang Thông.
Nhưng ngay sau đó, Eximbank tiếp tục có Nghị quyết 157, được ký bởi ông Yasuhiro Saitoh. Nghị quyết này được ban hành căn cứ theo kết quả biểu quyết tại cuộc họp HĐQT vào lúc 11h10 phút sáng 13/4/2021. Nghị quyết 157 lại thông qua việc bầu ông Yasuhiro Saitoh giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index tăng nhẹ và lên trên ngưỡng 1.310 điểm.
Theo MBS, thị trường đang có nhiều yếu tố thuận lợi để tiếp tục chinh phục đỉnh cao mới khi tâm lý hứng khởi, dòng tiền mạnh chưa có tiền lệ, thị trường thế giới ủng hộ,… Với đà tăng kể từ đầu tuần cho tới nay, việc thị trường vượt đỉnh 1.300 điểm trong phiên hôm nay đã rất thuyết phục. Do vậy về xu hướng rõ ràng thị trường đang trong xu hướng tăng dài hạn. Trong ngắn hạn, đường về mốc 1.350 điểm đang trở nên rộng mở.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/5, chỉ số VN-Index tăng 10,60 điểm lên 1.308,58 điểm; HNX-Index tăng 1,26 điểm lên 301,59 điểm. Upcom-Index tăng 0,27 điểm lên 82,91 điểm. Thanh khoản đạt 24,7 nghìn tỷ đồng.
Tác giả: V. Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy