Lãi suất cao ngất ngưởng
Bước sang tháng 10, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng TMCP vẫn giữ ở mức cao. Theo biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm online của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), lãi suất kỳ hạn 6 tháng dành cho khách hàng gửi số tiền dưới 1,5 tỷ đồng, nhận lãi cuối kỳ là 8,03%/năm và trên 10 tỷ là 8,21%/năm. Đây là mức lãi suất gửi tiền online cao nhất trên thị trường hiện nay.
Còn với kỳ hạn 6 tháng gửi thông thường, nhiều ngân hàng TMCP đang huy động với lãi suất từ 6,5-7,7%/năm. Ở kỳ hạn 12 tháng từ 7,1-8,2%/năm và kỳ hạn 18 tháng từ 7,2-8,5%/năm.
Theo quy định, các ngân hàng thương mại bị khống chế trần lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới 6 tháng là 5,5%/năm. Nhưng lãi suất tiền gửi tiết kiệm các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên được thả nổi.
Vốn vay chiếm tỷ lệ lớn đối với nhiều DN sản xuất kinh doanh.
Lãi suất huy động cao cũng khiến lãi suất cho vay duy trì ở mức cao. Tìm hiểu tại một ngân hàng TMCP cho thấy, lãi suất dành cho sản xuất kinh doanh, kỳ hạn 6 tháng là 10%/năm, kỳ hạn 9 tháng là 10,5%/năm và kỳ hạn 12 tháng là 10,75%/năm. Lãi suất cho vay được áp dụng theo cơ chế thả nổi, điều chỉnh định kỳ 3 tháng một lần với tất cả các kỳ hạn vay. Các kỳ tiếp theo sẽ là lãi suất cơ sở cộng thêm biên độ từ 2-3%/năm nữa, tùy từng đối tượng khách hàng.
Đây là mức lãi suất cho vay khá cao trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên nhân viên của ngân hàng TMCP này giải thích vì đang huy động vốn kỳ hạn 6 tháng ở mức 7,5%/năm thì cho vay với lãi suất 10%/năm là phù hợp và nhiều ngân hàng khác cũng tương tự.
Cũng tính tương tự với kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên sẽ thấy, lãi suất cho vay hiện hầu hết đều từ 10,5-12,5%/năm dành cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, mức lãi suất này là của kỳ hạn đầu, sau đó sẽ được thả nổi và cộng thêm biên độ khoảng 3,5-4%/năm.
DN thêm bất lợi
Khi được hỏi, các DN đều cho rằng, mức lãi suất như vậy là cao và không có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
"Vừa rồi thấy Ngân hàng Nhà nước công bố hạ lãi suất điều hành, chúng tôi tìm đến các ngân hàng để xem lãi suất cho vay có giảm không, nhưng không thấy giảm mà thậm chí còn tăng", ông Nguyễn Đình Quyết, Giám đốc Công ty TNHH Hưng Hà (Hà Nội), ngao ngán.
Thông thường vào dịp cuối năm, để sản xuất hàng hóa phục vụ Tết, nhu cầu về vốn của các DN đều tăng. Tuy nhiên, lãi suất cho vay cao không hỗ trợ được cho DN. Để sản xuất ổn định, nhiều DN phải cố gắng cắt giảm khoản chi không cần thiết, đồng thời chủ động tìm kiếm nguồn hỗ trợ, xúc tiến thương mại, tăng thời hạn thanh toán để đảm bảo việc xoay vòng vốn nhanh, ông Quyết nói.
Vốn vay chiếm tỷ lệ lớn đối với nhiều DN sản xuất kinh doanh.
Lãi suất cho vay cao khiến chi phí sản xuất tăng và tác động tới giá hàng hóa dịp cuối năm. Dự báo về xu hướng lãi suất huy động từ nay đến cuối năm 2019, giới chuyên môn cho rằng, có thể có những đợt tăng nữa. Bởi, các ngân hàng cần vốn ngắn hạn cho mùa vụ cuối năm. Cùng với đó, nhiều ngân hàng còn cần vốn trung và dài hạn để đáp ứng yêu cầu về giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Nhà nước.
Hiện tượng huy động vốn kỳ hạn 6 tháng ở mức trên 8% ban đầu có thể chỉ là ở một số ngân hàng đang có thanh khoản eo hẹp, ít các chi nhánh phòng giao dịch và uy tín thấp. Nhưng các ngân hàng khác cũng sẽ nhìn vào đó để duy trì mức lãi suất cạnh tranh, chuyên gia Phạm Nam Kim nhận định.
Phía các ngân hàng thì lý lẽ để biện minh, lãi suất huy động và lãi suất cho vay luôn liên quan chặt chẽ đến nhau. Chi phí vốn ở mức cao, thì lãi suất cho vay khó giảm, bởi hoạt động của các ngân hàng cũng phải có lợi nhuận, phải cân đối được nguồn vốn, cân bằng chi phí,... nên dù muốn giúp DN cũng không dễ dàng.
Nếu lãi suất huy động tiếp tục tăng, chắc chắn sẽ tạo áp lực lên lãi suất cho vay. Không những thế, nhu cầu vốn cuối năm của các DN cao và nhiều ngân hàng sắp hết hạn mức tín dụng, sẽ dễ ép DN vay với lãi suất cao. Các DN thực sự lo lắng bởi lãi suất cho vay tăng, sẽ gây rủi ro cho sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước đã trấn an rằng, từ nay đến cuối năm lãi suất cho vay sẽ ổn định. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa có gì là chắc chắn, nếu “cuộc đua” lãi suất huy động vẫn tiếp diễn. Cho dù ổn định ở mức cao như hiện nay, cũng khiến các DN đủ chật vật rồi. Vốn vay chiếm tỷ lệ lớn với nhiều DN sản xuất kinh doanh hàng hóa Tết. Như vậy chi phí sản xuất sẽ tăng và sẽ tác động tới giá sản phẩm.
Theo VietNamNet
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy